Đặc điểm và kết quả điều trị tăng Triglyceride máu nặng tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Nguyễn Quang Bảy Bộ môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Thị Lưu Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Tăng triglyceride máu nặng là rối loạn lipid máu nguy hiểm nhưng chưa có phác đồ điều trị rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu 1)Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có tăng triglyceride máu nặng và (2) Kết quả điều trị tăng triglyceride máu nặng tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, tiến cứu, can thiệp ở 33 bệnh nhân tăng triglyceride > 11,2 mmol/L, trong thời gian từ tháng 1 - 10/2019.

Kết quả: Đa số các bệnh nhân là từ 30 - 50 tuổi, thừa cân và béo phì. 30,3% bệnh nhân có nghiện rượu, và 27,3% bệnh nhân nhập viện do viêm tụy cấp. Triglyceride máu trung bình khi nhập viện là 29,2 ± 18,6 mmol/L. Ngoài thay đổi lối sống, 87,9% bệnh nhân sử dụng ≥ 2 thuốc làm giảm Triglyceride máu. Có 70% bệnh nhân được điều trị bằng insulin truyền tĩnh mạch, trong thời gian trung bình 78,2 ± 57,2 (giờ). Sau điều trị, Triglyceride máu giảm trung bình 22,8 ± 18,5 mmol/L. Truyền insulin tĩnh mạch làm giảm Triglyceride máu nhiều hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê so với không điều trị insulin. Tuy nhiên truyền insulin làm giảm Triglyceride nhiều và có ý nghĩa thống kê ở các bệnh nhân đái tháo đường và phụ nữ có thai.

Kết luận:Tăng Triglyceride máu nặng thường gặp ở bệnh nhân nam giới, tuổi 30 - 50, có thừa cân, nghiện rượu. Điều trị tích cực bằng thay đổi lối sống và thuốc làm giảm có ý nghĩa Triglyceride máu. Liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch cho kết quả rất tốt ở các bệnh nhân đái tháo đường và phụ nữ có thai.

Từ khóa:Triglyceride máu nặng, insulin.

Tài liệu tham khảo

1. Lin, C.-F., et al., Epidemiology of Dyslipidemia in the Asia Pacific Region. International Journal of Gerontology, 2018. 12(1): 2-6.

2. Christian,J.B.,etal., PrevalenceofseverehypertriglyceridemiainUnitedStatesadults.Am J Cardiol, 2011. 107(6): 891-7.

3. Pham Thi Dung, Do Van Vuong, Pham Ngoc Khai, et al, Prevalence of Dyslipidemia and Associated Factors among Adults in Rural Vietnam. Systematic Reviews in Pharmacy, 2020. 11(1): p. 7.

4. Viên Quang Mai, Phạm Thị Phương Thuý, Nguyễn Đình Lượng, Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở người trên 45 tuổi bị đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường mới được phát hiện tại tỉnh Khánh Hòa. Y học dự phòng, 2017. 8 (27): p. 1.

5. Karpov, et al, Prevalence of Hypertriglyceridemia: New Data Across the Russian Population. The PROMETHEUS Study. Kardiologiia, 2016. 56(7): 63-71.

6. François Mach, Colin Baigent, Alberico L Catapano, et al, 2019 ESC/EAS Guidelines for the managementofdyslipidaemias:lipidmodificationtoreducecardiovascularrisk:TheTaskForceforthemanagement ofdyslipidaemiasoftheEuropeanSocietyofCardiology(ESC)andEuropeanAtherosclerosisSociety(EAS). European . Heart Journal, Volume 41, Issue 1, 1 January 2020, Pages 111-188.

7. TennerS.,etal., American College of Gastroenterology guideline: management of acute pancreatitis. Am J Gastroenterol, 2013. 108(9): 1400-15.

8. MuradM.H.,etal., Theassociationofhypertriglyceridemiawithcardiovasculareventsandpancreatitis:a systematicreviewandmeta-analysis.BMC Endocrine Disorders, 2012. 12: p. 2-2.

9. SandeepD,AnjulS,etal., IntravenousInsulinVersusConservativeManagementinHypertriglyceridemia-Associated Acute Pancreatitis. J Endocr Soc, 2020. 4(1): 1 - 9.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Quang Bảy, & Phạm Thị Lưu. (2023). Đặc điểm và kết quả điều trị tăng Triglyceride máu nặng tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 85–92. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/219

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG