Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Troponin T trước và sau triệt đốt rung nhĩ bằng sóng có tần số radio

Các tác giả

  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thế Nam Huy Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Tổng quan: Troponin T là marker được sử dụng để chẩn đoán các bệnh cảnh đau ngực. Triệu chứng này cũng thường gặp sau triệt đốt rung nhĩ. Tuy nhiên sự thay đổi của maker này sau triệt đốt rung nhĩ còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh với nhóm chứng. Tổng số 55 bệnh nhân nghiên cứu chia làm 2 nhóm: 40 bệnh nhân rung nhĩ được triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) và 15 bệnh nhân được thăm dò điện sinh lý nhưng không triệt đốt. Xét nghiệm Troponin T được lấy ở các thời điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 24 giờ ở nhóm triệt đốt và được lấy ở hai thời điểm trước và sau thăm dò điện sinh lý (nhóm chứng). So sánh sự khác biệt về nồng độ Troponin T trước và sau can thiệp.

Kết quả: Nồng độ Troponin T tăng lên có ý nghĩa ngay sau triệt đốt và sau triệt đốt 24 giờ so với trước triệt đốt (các giá trị trung bình lần lượt 525.90± 265.04, 484.14 ± 258.7, 7.02 ± 4.41 ng/L). Nhóm
rung nhĩ kịch phát có nồng độ Troponin T ngay sau can thiệp cao hơn nhóm không phải rung nhĩ kịch phát. Có mối tương quan đồng biến giữa tuổi với nồng độ Troponin T ngay sau triệt đốt (r = 0.43, p = 0.006) và sau triệt đốt 24 giờ (r = 0.47, p = 0.007). Cũng có sự tương quan đồng biến giữa thời giantriệt đốt với nồng độ Troponin T ngay sau triệt đốt (r = 0.55, p = 0.001) và sau triệt đốt 24 giờ (r = 0.54, p = 0.003).

Kết luận: Triệt đốt rung nhĩ gây ra sự tăng có ý nghĩa Troponin T, các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ biến đổi là tuổi, loại rung nhĩ, thời gian triệt đốt.

Tài liệu tham khảo

1. Han S. Lim, Carlee Schultz, Jerry Dang. Time Course of Inflammation, Myocardial Injury and Prothrombotic Response After Radiofrequency Catheter Ablation for Atrial Fibrillation. Circ Arrhythm Electrophysiol. 2014;7:83-9.

2. James B. Strait, Edward G. Lakatta. Aging-associated cardiovascular changes and their relationship to heart failure. Heart Fail Clin. 2012;8(1):143-64.

3. NguyenBL,FishbeinMC,ChenLS,etal. Histopathological substrate for chronic atrial fibrillation in humans. Heart Rhythm 2009;6:454-60.

4. KentaroYoshida,YoshiakiYui,AkiraKimata,etal. Troponin elevation after radiofrequency catheter ablation of atrial fibrillation: Relevance to AF substrate, procedural outcomes, and reverse structural remodeling. Heart Rhythm. 2014;11(8):1336-42.

5. ZeljkovicI,KnechtS,PavlovicN,etal. High-sensitive cardiac troponin T as a predictor of efficacy and safety after pulmonary vein isolation using focal radiofrequency, multielectrode radiofrequency and cryoballoon ablation catheter. Open Heart. 2019;6(1):e000949.

6. Wynn GJ, Das M, Bonnett LJ, et al. A novel marker to predict early recurrence after atrial fibrillation ablation: The Ablation Effectiveness Quotient. J Cardiovasc Electrophysiol. 2015;26(4):397-403.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Phan Đình Phong, & Nguyễn Thế Nam Huy. (2023). Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Troponin T trước và sau triệt đốt rung nhĩ bằng sóng có tần số radio. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 75–80. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/242

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>