Sự thay đổi sức căng cơ tim sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên

Các tác giả

  • Trịnh Việt Hà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.171

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi sức căng cơ tim bằng siêu âm tim đánh dấu mô (Speckle tracking) sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp (HCVC) không ST chênh lên.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 125 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán HCVC không ST chênh lên nằm tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả BN được làm siêu âm tim thường quy và siêu âm tim đánh dấu mô tại 3 thời điểm trước can thiệp, 48 giờ và 30 ngày sau can thiệp động mạch vành để đánh giá sự thay đổi của các thông số sức căng cơ tim toàn bộ theo chiều dọc (GLS), chiều chu vi (GCS) và bán kính (GRS).

Kết quả: Tuổi trung bình 65,5±10,5 (tuổi), nam giới chiếm 71%. GLS trước và sau can thiệp ĐMV 48 giờ và 30 ngày tương ứng là -16,94±3,37%;-17,31±3,22% và -18,59±3,34% (p<0,05). GCS trước và sau can thiệp là -15,91±3,67 (%); -17,52±4,03 (%) và -18,53±5,81 (%); GRS tăng từ 29,77±9,82 (%) lên 30,68±11,06 (%) sau 48 giờ và 34,36±10,76 (%) sau 30 ngày (p<0,05). Các thông số sức căng cơ tim toàn bộ cải thiện rõ ở bệnh nhân can thiệp ĐMLTT thành công, đặc biệt là sức căng đỉnh tâm thu theo chiều dọc của vùng cơ tim được tưới máu bởi ĐMLTT (p<0,001).

Kết luận: Các thông số sức căng cơ tim có sự thay đổi sớm sau can thiệp ĐMV trong vòng 48 giờ và sự thay đổi này rõ ràng hơn sau 30 ngày sau can thiệp ĐMV thành công.

Từ khóa: Hội chứng vành cấp không ST chênh lên, sức căng cơ tim, GLS, siêu âm đánh dấu mô.

Tài liệu tham khảo

1. M.Roffi,C.Patrono,J.P.Colletetal(2016). ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: Task Force for the Management of Acute Coronary Syndromes in Patients Presenting without Persistent ST-Segment Elevation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J, 37 (3), 267-315.

2. C. Mitchell, P. S. Rahko, L. A. Blauwet et al (2018). Guidelines for Performing a Comprehensive Transthoracic Echocardiographic Examination in Adults: Recommendations from the American Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr,

3. J.U.Voigt,G.Pedrizzetti,P.Lysyanskyetal(2015). Definitions for a common standard for 2D speckle tracking echocardiography: consensus document of the EACVI/ASE/Industry Task Force to standardize deformation imaging. Eur Heart J Cardiovasc Imaging, 16 (1), 1-11.

4. P. Wang, Y. Liu, L. Ren (2019). Evaluation of left ventricular function after percutaneous recanalization of chronic coronary occlusions: The role of two-dimensional speckle tracking echocardiography. Herz, 44 (2), 170-174.

5. R. Shenouda, I. Bytyci, M. Sobhy, et al (2019). Early Recovery of Left Ventricular Function After Revascularization in Acute Coronary Syndrome. J Clin Med, 9 (1).

6.F.MghaiethZghal,S.Boudiche,H.Houes,etal(2020). Diagnostic and prognostic value of 2D-Strain in Non-ST Elevation Myocardial Infarction. Tunis Med, 98 (1), 70-79.

7. S. S. Sodiqur Rifqi1, Mochamad Ali Sobirin1, Ilham Uddin1 et al (2017). Early-recovery-of-left- ventricular-function-after-revascularization-of-coronary-artery-disease-detected-by-myocardial-strain Biomedical Research (2017), 28 (4).

8. T. Baron, C. Christersson, G. Hjorthén, et al (2017). Changes in global longitudinal strain and left ventricular ejection fraction during the first year after myocardial infarction: results from a large consecutive cohort. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging, 19 (10), 1165-1173.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trịnh Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Hoài, & Đỗ Doãn Lợi. (2023). Sự thay đổi sức căng cơ tim sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 189–196. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.171

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>