Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 04-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Giá trị tiên lượng của acid uric với tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy tim cấp

Các tác giả

  • Vương Thị Ánh Tuyết Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Kim Bảng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.162

Tóm tắt

Tổng quan: Nồng độ acid uric (AU) huyết thanh đã được biết đến là một yếu tố tiên lượng trong bệnh lý suy tim. Tuy nhiên giá trị tiên lượng của nồng độ AU cao và những yếu tố tác động làm tăng acid uric trong suy tim cấp chưa được biết rõ.

Phương pháp: 200 bệnh nhân suy tim cấp phải nhập viện được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân này sẽ được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm có nồng độ AU huyết thanh thấp (Nam < 7 mg/dL, nữ < 6 mg/dL, n=55) và nhóm có nồng độ AU huyết thanh cao (Nam >7, nữ >6, n=155) tùy theo giá trị nồng độ AU được định lượng trong vòng 24h sau nhập viện. Bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi cho đến 6 tháng sau xuất viện.

Kết quả: Đường cong Kaplan – Meier cho thấy tỷ lệ sống còn ở nhóm AU thấp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm AU cao. Phân tích hồi quy Cox đa biến cho thấy nồng độ AU cao (HR: 1,135 95%CI 1,023 – 1,258) là một yếu tố tiên lượng độc lập tử vong trong vòng 6 tháng.

Kết luận: Nồng độ AU là một yếu tố tiên lượng độc lập trên bệnh nhân suy tim cấp phải nhập viện.

Từ khóa: Acid uric, suy tim cấp, tử vong.

Đã Xuất bản

04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Vương Thị Ánh Tuyết, & Đỗ Kim Bảng. (2023). Giá trị tiên lượng của acid uric với tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy tim cấp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 106–113. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.162

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>