Khảo sát biến thiên khoảng QT ở bệnh nhân được điều trị kháng sinh quinolon tại Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Trần Quốc Quý Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Lê Võ Kiên Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phan Đình Phong Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Thanh Tùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.154

Tóm tắt

Tổng quan: Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ là một tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhóm quinolon, có thể gây nên những rối loạn nhịp tim nguy hiểm như xoắn đỉnh.

 

Mục tiêu: (1) Đánh giá sự thay đổi của khoảng QT trên điện tâm đồ ở những bệnh nhân sau sử dụng kháng sinh quinolon; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi khoảng QT trên các bệnh nhân nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 166 bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh quinolon tại Bệnh viện Bạch Mai, đo đạc giá trị QTc trên điện tâm đồ trước và sau dùng thuốc, đồng thời đánh giá các nguy cơ gây kéo dài khoảng QTc.

Kết quả: Trong 166 bệnh nhân được điều trị kháng sinh quinolon, 64 bệnh nhân (38,6%) là nữ, độ tuổi trung bình 68,7 ± 14,2, số bệnh nhân có bệnh lý tim mạch là 126 (75,9%) bao gồm suy tim (51,8%), nhồi máu cơ tim (25,9%), hội chứng vành mạn tính (19,3%), bệnh động mạch ngoại vi (13,3%), các bệnh lý van tim (19,3%), nhồi máu phổi (5,4%)... Chỉ định sử dụng kháng sinh quinolon phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (81,3%), sau đó đến nhiễm khuẩn tiết niệu (13,3%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (7,8%), nhiễm khuẩn cơ xương khớp (7,2%). Giá trị QTc trung bình sau dùng kháng sinh quinolon (437,8 ± 40,0 ms) tăng có ý nghĩa thống kê so với trước dùng (430,3 ± 33,7ms) với p=0,006. Có 21 bệnh nhân (12,7%) xuất hiện QTc kéo dài trên 500ms hoặc có QTc tăng thêm trên 60ms sau dùng quinolon. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến kéo dài QTc là suy tim, nhồi máu cơ tim, dùng thuốc lợi tiểu quai. Không ghi nhận các rối loạn nhịp nguy hiểm như xoắn đỉnh trong quá trình theo dõi.

Kết luận: Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê độ dài khoảng QTc sau dùng kháng sinh quinolon.

Từ khóa: Kéo dài khoảng QT, kháng sinh quinolon.

Tài liệu tham khảo

1. Drew Barbara J., Ackerman Michael J., Funk Marjorie, et al. (2010). Prevention of Torsade de Pointes in Hospital Settings. Circulation, 121(8), 1047–1060.

2. Tisdale J.E., Jaynes H.A., Kingery J.R., et al. (2013). Development and validation of a risk score to predict QT interval prolongation in hospitalized patients. Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes, 6(4), 479–487.

3. WolfsonJ.S.andHooperD.C.(1989). Fluoroquinolone antimicrobial agents. Clinical Microbiology Reviews, 2(4), 378–424.

4. StahlmannR.(2002). Clinical toxicological aspects of fluoroquinolones. Toxicologyletters, 127(1–3), 269–277.

5. TrinkleyK.E.,PageR.L.,LienH.,etal.(2013). QT interval prolongation and the risk of torsades de pointes: essentials for clinicians. Curr Med Res Opin, 29(12), 1719–1726.

6. RodenD.M.(2004). Drug-induced prolongation of the QT interval. NewEnglandJournal of Medicine, 350(10), 1013–1022.

7. Nachimuthu S., Assar M.D., and Schussler J.M. (2012). Drug-induced QT interval prolongation: mechanisms and clinical management. Therapeutic advances in drug safety, 3(5), 241–253.

8. BriasoulisA.,AgarwalV.,andPierceW.J.(2011). QT prolongation and torsade de pointes induced by fluoroquinolones: infrequent side effects from commonly used medications. Cardiology, 120(2), 103–110.

9. Owens R.C. and Ambrose P.G. (2002). Torsades de pointes associated with fluoroquinolones. Pharmacotherapy, 22(5), 663–668; discussion 668-672.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Quốc Quý, Lê Võ Kiên, Phan Đình Phong, & Trần Thanh Tùng. (2023). Khảo sát biến thiên khoảng QT ở bệnh nhân được điều trị kháng sinh quinolon tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 41–47. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.154

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>