Giá trị dự đoán của biến thiên khoảng ghép trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái

Các tác giả

  • Trần Ngọc Cầm - Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Trần Văn Đồng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.141

Tóm tắt

Mục tiêu: Chúng tôi xác định giá trị dự đoán của biến thiên khoảng ghép (CIV) trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ ĐRTT và ĐRTP.

Phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu dữ liệu từ 87 bệnh nhân đã trải qua thủ thuật triệt đốt thành công ngoại tâm thu thất từ vị trí đường ra tâm thất qua đường ống thông bằng năng lượng có tần số Radio (RFCA) trong năm 2019-2020 tại Viện Tim mạch Việt Nam. CIV được tính bằng (CI lớn nhất- CI nhỏ nhất).

Kết quả: CIV có giá trị cao hơn ở NTTT từ vị trí ĐRTT so với vị trí ĐRTP, khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0.01). Trong phân tích đa biến của chúng tôi, bao gồm CIV, chỉ số thời gian sóng R, tỷ số chuyển tiếp, chỉ số TZ index, chỉ số V2S/ V3R, chỉ số biên độ R/S cho thấy: CIV ≥ 33 ms dự đoán một NTTT có vị trí khởi phát từ ĐRTT với độ nhạy là 89% và độ đặc hiệu là 77% trong tổng nhóm nghiên cứu, với độ nhạy 92% và độ đặc hiệu là 82% với các NTTT chuyển tiếp tại V3. CIV cũng được tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn điện tâm đồ (ĐTĐ) trước đây trong chẩn đoán phân biệt vị trí từ ĐRTP và ĐRTT. CIV có diện tích dưới đường cong (AUC) lớn nhất là 0.83 trong tổng nhóm nghiên cứu và AUC cũng có giá trị cao nhất đạt 0.87 ở nhóm NTTT chuyển tiếp tại V3 so với các tiêu chí ĐTĐ khác.

Kết luận: Trong nghiên cứu này, CIV là một tiêu chuẩn ĐTĐ có giá trị trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát của NTTT từ ĐRTP và ĐRTT. Từ đó, thông số này là hữu ích cho việc lập kế hoạch trước khi triệt đốt giúp giảm mức độ xâm lấn và thời gian thực hiện.

Từ khóa: Ngoại tâm thu thất, Khoảng ghép, Điện tâm đồ.

Tài liệu tham khảo

1. FarzamK.vàRichardsJ.R.(2020). Premature Ventricular Contraction (PVC). StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).

2. LermanB.B.(2015). Outflow tract ventricular arrhythmias: An update. TrendsCardiovascMed, 25(6), 550–558.

3. Liang J.J., Shirai Y., Lin A. và cộng sự. (2019). Idiopathic Outflow Tract Ventricular Arrhythmia Ablation: Pearls and Pitfalls. Arrhythm Electrophysiol Rev, 8(2), 116–121.

4. AhnM.-S.(2013). Current Concepts of Premature Ventricular Contractions. JLifestyleMed, 3(1), 26–33.

5. Maury P., Rollin A., Mondoly P. và cộng sự. (2015). Management of outflow tract ventricular arrhythmias. Current Opinion in Cardiology, 30(1), 50–57.

6. TrầnVănĐồng.,PhạmQuốcKhánh.,PhanĐìnhPhong.,TrầnSong Giang., Phạm Trần Linh và cộng sự (năm 2017). Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter. Chỉ đạo tuyến, Viện Tim mạch Việt Nam.

7. Tanner H., Hindricks G., Schirdewahn P. và cộng sự. (2005). Outflow tract tachycardia with R/S transition in lead V3: Six different anatomic approaches for successful ablation. Journal of the American College of Cardiology, 45(3), 418–423.

8. TaharaY.,MizunoH.,OnoA.vàcộngsự.(1991). Evaluation of the electrocardiographic transitional zone by cardiac computed tomography. Journal of Electrocardiology, 24(3), 239–245.

9. SiaC.-H.,DalakotiM.,TanB.Y.Q.vàcộngsự.(2019). A Population-wide study of electrocardiographic (ECG) norms and the effect of demographic and anthropometric factors on selected ECG characteristics in young, Southeast Asian males-results from the Singapore Armed Forces ECG (SAFE) study. Ann Noninvasive Electrocardiol, 24(3), e12634

10. deVriesL.J.,MartirosyanM.,vanDomburgR.T.vàcộngsự.(2018). Coupling interval variability of premature ventricular contractions in patients with different underlying pathology: an insight into the arrhythmia mechanism. J Interv Card Electrophysiol, 51(1), 25–33

11. Bradfield J.S., Homsi M., Shivkumar K. và cộng sự. (2014). Coupling Interval Variability Differentiates Ventricular Ectopic Complexes Arising in the Aortic Sinus of Valsalva and Great Cardiac Vein from Other Sources: Mechanistic and Arrhythmic Risk Implications. Journal of the American College of Cardiology, 63(20), 2151–2158.

12. Celikyurt U., Agir A., Karauzum I. và cộng sự. (2018). Predicting value of coupling interval variability in determining the origin of ventricular premature contractions with V3 transition. J Interv Card Electrophysiol, 53(2), 169–174.

13. Qin F., Zhao Y., Bai F. và cộng sự. (2018). Coupling interval variability: A new diagnostic method for distinguishing left from right ventricular outflow tract origin in idiopathic outflow tract premature ventricular contractions patients with precordial R/S transition at lead V3. International Journal of Cardiology, 269, 126–132.

14. Takayanagi K., Nakahara S., Toratani N. và cộng sự. (2013). Strong modulation of ectopic focus as a mechanism of repetitive interpolated ventricular bigeminy with heart rate doubling. Heart Rhythm, 10(10), 1433–1440.

15. RohrS.,KuceraJ.P.,FastV.G.vàcộngsự.(1997). Paradoxical Improvement of Impulse Conduction in Cardiac Tissue by Partial Cellular Uncoupling. Science, 275(5301), 841–844.

16. Park K.-M., Im S.I., Chun K.J. và cộng sự. (2015). Coupling Interval Ratio Is Associated with Ventricular Premature Complex-Related Symptoms. Korean Circ J, 45(4), 294.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Ngọc Cầm -, & Trần Văn Đồng. (2023). Giá trị dự đoán của biến thiên khoảng ghép trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (96), 71–79. https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.141

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả