Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Các tác giả

  • Nguyễn Hoa Hồng Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Lê Võ Kiên Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Như Hùng Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.121

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là sự nứt vỡ mảng xơ vữa tạo cục máu đông trong lòng mạch vành. D-Dimer xuất hiện sớm hơn các marker khác trong cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim cấp. Và trong những nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chứng minh được vai trò của D-Dimer trong chẩn đoán sớm và tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về giá trị D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương và mối liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 117 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.

Kết quả: Nồng độ D-Dimer ở đối tượng nghiên cứu là 672 ± 804 µg/L, trong đó ở bệnh nhân NMCT ST chênh lên là 748 ± 883 µg/L cao hơn không đáng kể so với bệnh nhân NMCT không ST chênh lên là 506 ± 575 µg/L, p= 0,131. Nhóm có biến cố tim mạch có nồng độ D-Dimer cao hơn so với nhóm không biến cố. D-Dimer tương quan với tuổi, Killip, NT-proBNP, số lượng tổn thương mạch vành, chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim.

Kết luận: Nghiên cứu đã tìm hiểu giá trị D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim nói chung và từng nhóm bệnh nhân, bước đầu thấy mối tương quan giữa nồng độ D-Dimer với một số dấu hiệu trên lâm sàng, cận lâm sàng, số lượng mạch vành tổn thương. Giá trị D-Dimer cao gợi ý tiên lượng kết cục lâm sàng xấu hơn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, nồng độ D-Dimer.

Tài liệu tham khảo

1. Hạnh VĐ. Nghiên cứu nồng độ glucose máu và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ khác trong tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. 2010.

2. ThygesenK,AlpertJS,JaffeAS,etal. Third Universal Definition of Myocardial Infarction. Journal of the American College of Cardiology. 2012;60(16):1581. doi:10.1016/j.jacc.2012.08.001

3. Tello-MontoliuA,MarínF,RoldánV,etal. A multimarker risk stratification approach to non-ST elevation acute coronary syndrome: implications of troponin T, CRP, NT pro-BNP and fibrin D-dimer levels. Journal of internal medicine. Dec 2007;262(6):651-8. doi:10.1111/j.1365-2796.2007.01871.

4. MerliniPA,BauerKA,OltronaL,etal. Persistent activation of coagulation mechanism in unstable angina and myocardial infarction. Circulation. Jul 1994;90(1):61-8. doi:10.1161/01.cir.90.1.61.

5. Reihani H, Sepehri Shamloo A, Keshmiri A. Diagnostic Value of D-Dimer in Acute Myocardial Infarction Among Patients With Suspected Acute Coronary Syndrome. Cardiol Res. 2018;9(1):17-21. doi:10.14740/cr620w.

6. Choi S, Jang WJ, Song YB, et al. D-Dimer Levels Predict Myocardial Injury in ST-Segment Elevation Myocardial Infarction: A Cardiac Magnetic Resonance Imaging Study. PloSone. 2016;11(8):e0160955. doi:10.1371/journal.pone.0160955.

7. KikkertW,ClaessenB,StoneG,etal. D-dimer levels predict ischemic and hemorrhagic outcomes after acute myocardial infarction: A HORIZONS-AMI biomarker substudy. Journalofthrombosisandthrombolysis. 08/08 2013;37doi:10.1007/s11239-013-0953-5.

8. Kwon TG, Bae JH, Jeong MH, et al. N-terminal pro-B-type natriuretic peptide is associated with adverse short-term clinical outcomes in patients with acute ST-elevation myocardial infarction underwent primary percutaneous coronary intervention. International journal of cardiology. Apr 3 2009;133(2):173-8. doi:10.1016/j.ijcard.2007.12.022.

9. Mills JD MM, Grant PJ. Tissue plasminogen activator, fibrin D-Dimer, and insulin resistance in the relatives of patients with premature coronary artery disease. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2002:22(4):704-709.

10. XiaoyuanZhangSWea. D-dimer and the incidence of heart failure and mortality after acute myocardial infarction. Heart (British Cardiac Society). August 2020.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Hoa Hồng, Lê Võ Kiên, Phạm Như Hùng, & Phan Đình Phong. (2023). Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 52–60. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.121

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>