Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 03-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Nghiên cứu mối tương quan các yếu tố nguy cơ tim mạch với mức độ giãn động mạch vành sau khi bơm nitroglycerin trực tiếp động mạch vành

Các tác giả

  • Trần Thiện Đức Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Nguyễn Cửu Lợi Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Hồ Anh Bình Bệnh Viện Trung ương Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.107

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong hội chứng vành cấp, co thắt ĐMV là nguyên nhân của 49% trường hợp và xuất hiện ở 30% trường hợp không có tổn thương thủ phạm. Bên cạnh đó, việc loại bỏ tình trạng co thắt ĐMV bằng Nitroglycerin trên đoạn hẹp và cả đoạn không hẹp giúp đánh giá trung thực hơn mức độ hẹp (%) khẩu kính của tổn thương.

Đối tượng nghiên cứu: 40 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện.

Kết quả: Không có mối liên quan giữa mức độ giãn đường kính lòng mạch nhỏ nhất với các yếu tố nguy cơ tim mạch cơ bản. Về mặt đường kính, mức độ giãn tại vị trí lòng mạch nhỏ nhất (25,37 ± 18,19 %) nhiều hơn so với mức độ giãn lòng mạch tham chiếu (6,47 ± 7,60 %), với giá trị p<0,001. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy đối với diện tích ĐMV khảo sát. Có mối tương quan mức độ trung bình giữa độ giãn lòng mạch nhỏ nhất và độ giãn lòng mạch tham chiếu ở cả thông số đường kính và diện tích lòng mạch.

Kết luận: Có mối tương quan giữa độ giãn lòng mạch nhỏ nhất và độ giãn lòng mạch tham chiếu sau khi bơm Nitroglycerin nhưng không có mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Từ khóa: Co thắt, động mạch vành, nitroglycerin, yếu tố nguy cơ.

Đã Xuất bản

03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trần Thiện Đức, Nguyễn Cửu Lợi, & Hồ Anh Bình. (2023). Nghiên cứu mối tương quan các yếu tố nguy cơ tim mạch với mức độ giãn động mạch vành sau khi bơm nitroglycerin trực tiếp động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 125–134. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.107

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG