Đánh giá hiệu quả kỹ thuật Crush tối thiểu trong can thiệp tổn thương chia đôi động mạch vành

Các tác giả

  • Hồ Văn Phước Bệnh viện C Đà Nẵng
  • Huỳnh Hữu Năm Bệnh viện C Đà Nẵng
  • Nguyễn Trần An Bệnh viện C Đà Nẵng
  • Lê Ngọc Tuấn Anh Bệnh viện C Đà Nẵng

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.96

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật Crush tối thiểu trong can thiệp tổn thương chia đôi động mạch vành.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bao gồm 32 bệnh nhân, chẩn đoán tổn thương vị trí chia đôi động mạch vành, được can thiệp bằng kỹ thuật Crush tối thiểu tại Khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian từ tháng 3/2020 - 9/2020. Thành công về mặt kỹ thuật được định nghĩa khi thực hiện được tất cả các bước của kỹ thuật Crush tối thiểu và không có biến chứng. Tái khám sau 2 tháng, đánh giá biến cố tim mạch chính (tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim, cần tái thông lại động mạch vành, đột quỵ và nhập viện vì suy tim), mức độ đau ngực theo phân độ đau ngực của Hội Tim mạch Canada và mức độ suy tim theo phân độ suy tim của Hội Tim New York.

Kết quả: Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 90,6%. Có 9,4% không thành công do không đưa bóng vào lại nhánh bên để thực hiện bước nong bóng đồng thời. Không ghi nhận tai biến trong quá trình can thiệp. Theo dõi 2 tháng sau can thiệp động mạch vành, tỷ lệ đau ngực và suy tim giảm rõ so với trước can thiệp. Không ghi nhận trường hợp nào có biến cố tim mạch chính.

Kết luận: Kỹ thuật Crush tối thiểu là kỹ thuật an toàn, giúp cải thiện triệu chứng đau ngực và suy tim cho bệnh nhân có tổn thương vị trí chia đôi động mạch vành.

Từ khóa: Can thiệp động mạch vành, tổn thương chia đôi động mạch vành, kỹ thuật Crush tối thiểu.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình nội khoa chuyên ngành tim mạch, Ban hành kèm theo Quyết định số 3983/QÐ-BYT ngày 03/10/2014 của Bộ truởng Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 111-117.

2. Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp, Quyết định số 2187/QĐ- BYT ngày 03/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 1-33.

3. Trương Quang Bình, Nguyễn Hữu Khoa Nguyên (2011). Can thiệp tổn thương phân đôi, Can thiệp động mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 159 – 179.

4. Baystrukova V. I., Kretov E. I., et al (2017). A randomized trial of bifurcation stenting technique in chronic total occlusions percutaneous coronary intervention, Coronary Artery Disease, 00:000–000, pp. 1-9.

5. ChoiByoungGeol,RhaSeung‐Woon,YoonSeongGyu,etal(2019).Association of Major Adverse Cardiac Events up to 5 Years in Patients With Chest Pain Without Significant Coronary Artery Disease in the Korean Population, Journal of the American Heart Association, Volume 8, Issue 12, pp. 567- 896.

6. Feng Huang, Zu-chun Luo (2019). Cardiovascular outcomes associated with crush versus provisional stenting techniques for bifurcation lesions: a systematic review and meta-analysis, BMC Cardiovascular Disorders, 19 (93), pp .1-12.

7. Galassi A. R., Colombo A., Buchbinder M. (2007). Long-term Outcomes of Bifurcation Lesions After Implantation of Drug-Eluting Stents With the Mini-Crush Technique, Catheterization and Cardiovascular Interventions, 69:976–983.

8. Galassi A. R., Salvatore D. Tomasello, Davide Capodanno, et al (2009). Mini-Crush Versus T-Provisional Techniques in Bifurcation Lesions Clinical and Angiographic Long-Term Outcome After Implantation of Drug-Eluting Stents, J Am Coll Cardiol Intv, 2, pp. 185–94

9. Lassen JF, Holm NR, Stankovic G, et al (2014). Percutaneous coronary intervention, for coronary bifurcation disease: consensus from the first 10 years of the European bifurcation Club meetings, EuroIntervention, 10(5):545–60.

10. Lee JM, Park KW, Koo BK, Kim HS (2015). Stenting of coronary bifurcation lesions: a literature and technical review, Curr Cardiol Rep, 17(6):45.

11. Roh J. H., Kim Y. H., et al (2018). The modified balloon crush technique A simplified approach to optimizing final kissing balloon inflation, Medicine 97:42(e12808).

12. Singh J, Patel Y. et al (2012). A Modified Provisional Stenting Approach to Coronary Bifurcation Lesions: Clinical Application of the “Jailed-Balloon Technique”, Journal of Interventional Cardiology, Vol. 00, No. 0.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Hồ Văn Phước, Huỳnh Hữu Năm, Nguyễn Trần An, & Lê Ngọc Tuấn Anh. (2023). Đánh giá hiệu quả kỹ thuật Crush tối thiểu trong can thiệp tổn thương chia đôi động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 67–73. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.96 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG