Rơi stent trong can thiệp động mạch vành: Nguyên nhân và xử trí

Các tác giả

  • Hồ Văn Phước Bệnh viện C Đà Nẵng
  • Huỳnh Hữu Năm Bệnh viện C Đà Nẵng

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.110

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rơi stent trong quá trình can thiệp động mạch vành là biến chứng khá hiếm, gặp <1% các trường hợp can thiệp động mạch vành. Việc xử trí cần có chiến lược, kinh nghiệm và dụng cụ sẵn có.

Mục tiêu: Cung cấp thêm dữ liệu và hướng dẫn xử trí biến chứng rơi stent trong quá trình can thiệp động mạch vành.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2 bệnh nhân bị rơi stent trong quá trình can thiệp động mạch vành tại khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

Kết quả: Trường hợp 1 là bệnh nhân nữ, 67 tuổi, bị nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nguy cơ cao/tăng huyết áp/rung nhĩ kịch phát. Hình ảnh chụp động mạch vành có hẹp 99% đoạn 2 động mạch liên thất trước. Trong quá trình can thiệp, đẩy stent qua tổn thương khó nên phải thu hồi về trong ống thông. Trong quá trình thu hồi, stent bị rơi 1 phần, do đó không thể thu hồi vào trong ống thông. Xử trí bằng cách bơm nhẹ bóng trong stent (3 atm), rút toàn bộ hệ thống về động mạch dưới đòn phải, lấy đường vào khác từ động mạch đùi phải, chuẩn bị lại tổn thương, dùng ống thông nối dài Guidezilla II hỗ trợ đưa stent qua tổn thương. Sau khi can thiệp động mạch liên thất trước xong, tiến hành lấy stent rơi bằng cách dùng snare và thu hồi stent ra ngoài thành công. Trường hợp 2 là bệnh nhân nam, 73 tuổi bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên thành trước rộng. Hình ảnh chụp động mạch vành có tắc hoàn toàn đoạn 2 động mạch liên thất trước. Trong quá trình can thiệp, khi đẩy stent 3.0 x 38 mm tới đoạn 1 động mạch liên thất trước, stent bị rơi ra khỏi bóng. Tiến hành nong nhẹ bóng của stent đầu xa (3 atm) và rút toàn bộ hệ thống về lại động mạch dưới đòn. Sau đó, dùng snare thu hồi stent ra ngoài thành công.

Kết luận: Có nhiều phương pháp thu stent trong rơi stent khi can thiệp động mạch vành, tùy thuộc vào vị trí dây dẫn can thiệp so với stent rơi. Khi dây dẫn can thiệp và bóng còn nằm trong stent, bơm nhẹ bóng (3 atm) có thể giúp thu hồi stent vào lại trong ống thông.

Từ khóa: Rơi stent, can thiệp động mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. Trương Quang Bình, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Quang Tuấn (2020). Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr: 371 – 387.

Complications: Coronary stent loss. Online: https://www.pcronline.com/Cases-resources- images/Complications/Implant-loss/Stent-loss. https://www.pcronline.com/Cases-resources- images/Complications/Implant-loss/Stent-loss.">

2. Giannini F., et al (2018). A Practical Approach to the Management of Complications During Percutaneous Coronary Intervention, JACC: cardiovascular interventions, 11(18).

3. JacobA.Doll,etal(2020).Management of Percutaneous Coronary Intervention Complications, Circ Cardiovasc Interv.;13: e008962.

4. Mary Beth Cishek, et al (1995). Balloon Catheter Retrieval of Dislodged Coronary Artery Stents: A Novel Technique, Catheterization and Cardiovascular Diagnosis 34:350-352.

5. Palma R.D, et al (2020). The prevention and management of complications during Percutaneous Coronary Intervention.

Tải xuống

Đã Xuất bản

03-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Hồ Văn Phước, & Huỳnh Hữu Năm. (2023). Rơi stent trong can thiệp động mạch vành: Nguyên nhân và xử trí. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 151–158. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.110

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG