Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 01-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Đánh giá chức năng thất phải toàn bộ và theo vùng bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi

Các tác giả

  • ThS.BS.Phạm Thu Thủy Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • TS.BS.Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.75

Tóm tắt

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá sức căng dọc toàn bộ thất phải và sức căng thành tự do thất phải theo vùng nhằm phát hiện rối loạn chức năng thất phải ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi và 30 cá thể nhóm chứng được thu thập vào nghiên cứu. Dựa trên thông tim, các bệnh nhân được chia làm 3 phân nhóm bao gồm nhóm A là Eisenmenger do luồng thông trước van ba lá (18 bệnh nhân), nhóm B là Eisenmenger do luồng thông sau van ba lá (23 bệnh nhân) và 29 bệnh thuộc nhóm tăng áp phổi chưa cố định là nhóm C. Phân độ chức năng của tổ chức y tế thế giới WHO Fc được sử dụng để chia các bệnh nhân thành ba dưới nhóm. Sức căng thành tự do thất phải vùng đáy, giữa, đỉnh và sức căng dọc toàn bộ thất phải được đo trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D, các thông số siêu âm còn lại được đo trên siêu âm tiêu chuẩn.

Kết quả: 61.4% tổng bệnh nhân có WHO FC độ 3 trở lên. Trung bình sức căng dọc thành tự do thất phải và sức căng toàn bộ thất phải lần lượt là -20.42 ± 5.9%, -17.62 ± 5.5%. Toàn bộ giá trị sức căng dọc thất phải của nhóm nghiên cứu đều nhỏ hơn nhóm chứng. Toàn bộ chỉ số sức căng dọc thất phải đều cho tỷ lệ bất thường cao hơn các chỉ số chức năng thất phải trên siêu âm kinh điển. Sức căng toàn bộ và sức căng dọc thành tự do thất phải của hai nhóm A, B đều nhỏ hơn nhóm C (p<0.001). Trong số các chỉ số sức căng vùng, sức căng vùng đáy nhóm C cao hơn nhóm A (p<0.001) nhưng tương tự nhóm B. Toàn bộ chỉ số sức căng vùng, sức căng toàn bộ thất phải và sức căng dọc thành tự do thất phải đều tương quan có ý nghĩa với áp lực động mạch phổi tâm thu và mức độ nặng của phân độ WHO FC.

Kết luận: Ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi, siêu âm đánh dấu mô cơ tim (STE) 2D có tiềm năng phát hiện sớm hơn suy chức năng thất phải so với các thông số siêu âm thường quy.

Từ khóa: Tăng áp phổi; siêu âm tim; tim bẩm sinh; đánh dấu mô.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

ThS.BS.Phạm Thu Thủy, & TS.BS.Nguyễn Thị Thu Hoài. (2023). Đánh giá chức năng thất phải toàn bộ và theo vùng bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (100), 24–31. https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.75

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả