Đánh giá chức năng thất phải toàn bộ và theo vùng bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi

Các tác giả

  • ThS.BS.Phạm Thu Thủy Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • TS.BS.Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.75

Tóm tắt

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá sức căng dọc toàn bộ thất phải và sức căng thành tự do thất phải theo vùng nhằm phát hiện rối loạn chức năng thất phải ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi và 30 cá thể nhóm chứng được thu thập vào nghiên cứu. Dựa trên thông tim, các bệnh nhân được chia làm 3 phân nhóm bao gồm nhóm A là Eisenmenger do luồng thông trước van ba lá (18 bệnh nhân), nhóm B là Eisenmenger do luồng thông sau van ba lá (23 bệnh nhân) và 29 bệnh thuộc nhóm tăng áp phổi chưa cố định là nhóm C. Phân độ chức năng của tổ chức y tế thế giới WHO Fc được sử dụng để chia các bệnh nhân thành ba dưới nhóm. Sức căng thành tự do thất phải vùng đáy, giữa, đỉnh và sức căng dọc toàn bộ thất phải được đo trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D, các thông số siêu âm còn lại được đo trên siêu âm tiêu chuẩn.

Kết quả: 61.4% tổng bệnh nhân có WHO FC độ 3 trở lên. Trung bình sức căng dọc thành tự do thất phải và sức căng toàn bộ thất phải lần lượt là -20.42 ± 5.9%, -17.62 ± 5.5%. Toàn bộ giá trị sức căng dọc thất phải của nhóm nghiên cứu đều nhỏ hơn nhóm chứng. Toàn bộ chỉ số sức căng dọc thất phải đều cho tỷ lệ bất thường cao hơn các chỉ số chức năng thất phải trên siêu âm kinh điển. Sức căng toàn bộ và sức căng dọc thành tự do thất phải của hai nhóm A, B đều nhỏ hơn nhóm C (p<0.001). Trong số các chỉ số sức căng vùng, sức căng vùng đáy nhóm C cao hơn nhóm A (p<0.001) nhưng tương tự nhóm B. Toàn bộ chỉ số sức căng vùng, sức căng toàn bộ thất phải và sức căng dọc thành tự do thất phải đều tương quan có ý nghĩa với áp lực động mạch phổi tâm thu và mức độ nặng của phân độ WHO FC.

Kết luận: Ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi, siêu âm đánh dấu mô cơ tim (STE) 2D có tiềm năng phát hiện sớm hơn suy chức năng thất phải so với các thông số siêu âm thường quy.

Từ khóa: Tăng áp phổi; siêu âm tim; tim bẩm sinh; đánh dấu mô.

Tài liệu tham khảo

1. Seo, J.; Hong, Y.J.; Kim, Y.J.; Lkhagvasuren, P.; Cho, I et al. Prevalence, functional characteristics, and clinical significance of right ventricular involvement in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Sci. Rep. 2020; 10, 21908.

2. Matsumoto, K.; Tanaka, H.; Onishi, A.; Motoji, Y.; Tatsumi, Ket al. Bi-ventricular contractile reserve offers an incremental prognostic value for patients with dilated cardiomyopathy. Eur. Heart J.Cardiovasc. Imaging 2015; 16, 1213–1223.

3. Zairi, I.; Mzoughi, K.; Jabeur, M.; Jnifene, Z.; Ben Moussa, F et al. Right ventricular systolic echocardiographic parameters in dilated cardiomyopathy and prognosis. Tunis Med. 2017; 95, 87–91.

4. Lang, R.M.; Badano, L.P.; Mor-Avi, V.; Afilalo, J.; Armstrong, A et al. Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: An update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J. Am. Soc. Echocardiogr. 2015; 28, 1–39.e14.

5. Koestenberger M, Nagel B, Avian A, Ravekes W, Sorantin E et al. Systolic right ventricular function in children and young adults with pulmonary artery hypertension secondary to congenital heart disease and tetralogy of 6. Fallot: tricuspid annular plane systolic excursion (TAPSE) and magnetic resonance imaging data. Congenit Heart Dis 2012; 7(3):250–8.

6. Mercer-Rosa L, Parnell A, Forfia PR, Yang W, Goldmuntz E, Kawut SM. Tricuspid annular plane systolic excursion in the assessment of right ventricular function in children and adolescents after repair of tetralogy of Fallot. J Am Soc Echocardiogr 2013; 26(11):1322–9.

7. Motoji, Y.; Tanaka, H.; Fukuda, Y.; Ryo, K.; Emoto, Netal. Efficacyof rightventricular free-wall longitudinal speckle-tracking strain for predicting long-term outcome in patients with pulmonary hypertension. Circ. J. 2013; 77, 756–763.

8. Mast, T.P.; Taha, K.; Cramer, M.J.; Lumens, J.; van der Heijden et al. The prognostic value of right ventricular deformation imaging in early arrhythmogenic right ventricular cardiomyopathy. JACC Cardiovasc. Imaging 2019; 12, 446–455.

9. Park, S.J.; Park, J.H.; Lee, H.S.; Kim, M.S.; Park, Y.K et al. Impaired RV global longitudinal strain is associated with poor long-term clinical outcomes in patients with acute inferior STEMI. JACC Cardiovasc. Imaging 2015; 8, 161–169.

10. N. Galie‘, M.M. Hoeper, M. Humbert, A. Torbicki, J-L. Vachiery et al. Eur Respir J 2009; 34: 1219–1263.

11. Pamela Moceri, Priscille Bouvier, Delphine Baudouy, Konstantinos Dimopoulos, Pierre Cerboni et al. Cardiac remodeling amongst adults with various aetiologies of pulmonary arterial hypertension including Eisenmenger syndrome - implications on survival and the role of right ventricular transverse strain. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging 2016; 0, 1–9.

12. AiLi Li, ZhenGuo Zhai, YaNan Zhai, WanMu Xie, Jun Wan et al. The value of speckle-tracking echocardiography in identifying right heart dysfunction in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. The International Journal of Cardiovascular Imaging 2018; 34:1895–1904.

13. Lu KJ, Chen JX, Profitis K, DeSilva D, Smith G et al. Right ventricular global longitudinal strain is an independent predictor of right ventricular function: a multimodality study of cardiac magnetic resonance imaging, real time three-dimensional echocardiography and speckle tracking echocardiography. Echocardiography 2015; 32(6):966–974.

14. Haddad F, Hunt SA, Rosenthal DN, Murphy DJ. Right ventricular function in cardiovascular disease, part I: anatomy, physiology, aging, and functional assessment of the right ventricle. Circulation 2008; 117:1436–48.

15. Leather HA, Ama R, Missant C, Rex S, Rademakers FE, Wouters PF. Longitudinal but not circumferential deformation reflects global contractile function in the right ventricle with open pericardium. Am J Physiol Heart Circ Physiol 2006; 290:H2369–75.

16. Li YD, Wang YD, Zhai ZG, Guo XJ, Wu YF et al. Relationship between echocardiographic and cardiac magnetic resonance imaging derived measures of right ventricular function in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Thromb Res, 2015; 135:602–606.

17.Wright L, Negishi K, Dwyer N, Wahi S, Marwick TH. Afterload dependence of right ventricular myocardial strain. J Am Soc Echocardiogr, 2017; 30(7):676–684.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 21-06-2022

Các phiên bản

Cách trích dẫn

ThS.BS.Phạm Thu Thủy, & TS.BS.Nguyễn Thị Thu Hoài. (2022). Đánh giá chức năng thất phải toàn bộ và theo vùng bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (100), 24–31. https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.75 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả