Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 01-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Khi nào nên đóng lỗ thông liên nhĩ có tăng áp mạch phổi ?

Các tác giả

  • PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • ThS.BS.Nguyễn Minh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.74

Tóm tắt

ÓM TẮT

 

Bệnh nhân bị thông liên nhĩ (TLN) lỗ thứ phát kèm theo có tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) trung bình và nặng là tình huống lâm sàng khó và đặc biệt. Nếu đóng TLN khi TAĐMP cố định, không thể đảo ngược và không đóng lỗ TLN khi TAĐMP có thể đảo ngược có thể khiến bệnh nhân có kết cục tồi tệ, cả về chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh. Do vậy, không có thông số duy nhất nào có thể giúp ra quyết định trong nhóm bệnh nhân đặc biệt này và do đó chúng ta nên tiếp cận bệnh nhân đa chiều, qua nhiều thông số như triệu chứng lâm sàng, phim XQ tim phổi, điện tâm đồ và các thông số huyết động học. Nhìn chung, TLN kèm theo suy tim trái có thể dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch phổi, với biểu hiện lâm sàng là tình trạng phù phổi cấp tính đe dọa tính mạng sau khi đóng lỗ TLN. Những bệnh nhân có nguy cơ cao nên được sử dụng thuốc lợi tiểu và thuốc giãn mạch trước khi bít lỗ TLN và nên được đánh giá bằng nghiệm pháp bít tạm thời với bóng trước khi quyết định bít TLN hoàn toàn. Trong những trường hợp TLN với TAĐMP nặng, với chỉ định đóng lỗ thông ở mức ranh giới (đóng/ không đóng) hoặc suy tim trái nặng, thiết bị đục lỗ có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa các biến chứng cấp tính hoặc lâu dài của việc bít TLN hoàn toàn.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG, & ThS.BS.Nguyễn Minh Hùng. (2023). Khi nào nên đóng lỗ thông liên nhĩ có tăng áp mạch phổi ?. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (100), 18–23. https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.74

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả