Hiệu quả của tấm trải vô khuẩn RADPAD® trong bảo vệ an toàn bức xạ tia-X khi thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và can thiệp

Các tác giả

  • Ngô Minh Hùng Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cùng với thời gian chiếu tia và khoảng cách với nguồn tia X, che chắn là biện pháp để hạn chế liều tia-X cho bác sĩ và đồng nghiệp. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy công cụ che chắn tia tán xạ dạng tấm trải đã được chứng minh làm giảm đáng kể lượng bức xạ ra môi trường.

Mục tiêu và phương pháp: Mục đích của nghiên cứu để đánh giá mức độ sụt giảm liều tia tán xạ ngay sau che chắn bằng tấm trải không chì, cấu thành chủ yếu bởi Bismuth (RADPAD®). Nghiên cứu được thực hiện tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả: Nghiên cứu đã được thực hiện trên 30 bệnh nhân có chỉ định chụp và/hoặc can thiệp mạch vành. 20 bệnh nhân nam và 10 bệnh nhân nữ được tuyển mộ với tỉ lệ tiếp cận đường quay là 93,33%. Liều tán xạ trước che chắn và sau khi che chắn lần lượt là: 252,27±443,44 và 19,53±18,04 (microGy) (p < 0,001). Liều da (mGy) và liều khu vực (microGym2) lần lượt là 508,47±376,20 và 3270,14±2454,85 và thời gian soi tia trung bình của thủ thuật là 10,01±6,6 (giây). Tỉ lệ sụt giảm lượng tia tán xạ sau che chắn bằng RADPAD là 92,26%.

Kết luận: Tia tán xạ là nguồn tia X mà ê kíp can thiệp phải tiếp xúc và phơi nhiễm chính trong thủ thuật. Tấm trải vô khuẩn RADPAD giúp giảm đến 92.26% tia tán xạ, do đó giúp bảo vệ tối đa cho nhân viên y tế trong Phòng thông tim.

Từkhóa:Tia tán xạ, bức xạ, RADPAD.

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Minh Hùng (2011), “Những việc có thể thực hiện để bảo vệ Ê-kíp X-quang can thiệp từ nguy cơ bức Xạ chiếu ngoài (tia X)”. Thời sự Tim mạch học TP. Hồ Chí Minh, 5, 31-36.

2. Ngô Minh Hùng, Võ Thành Nhân (2011), “Đánh giá các suất liều của ê-kíp tim mạch can thiệp và bệnh nhân”. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh 15(4), 451-456.

3. Cohen TJ, Germano J, Day G, Greggorious D (2003), “A Novel Radiation Protective Drape Reduces Radiation EXposure During Flouroscopy-Guided Electrophysiologic Procedures”. PACE, 26.

4. Ertel A, Ferrera D, Nadelson J, Shroff AR, Vidovich MI, Sweis R (2012), “Radiation Dose Reduction during Radial Cardiac Catheterization: Evaluation of a Dedicated Radial Angiography Absorption Shielding Drape”. ISRN Cardiology, 2012, 5.

5. International Commission on Radiological Protection (1990), Recommendations Of The International Commission on Radiological protection. ICRP Publication 60. (Vol. 1991). Pergamon Press, New York

6. Rehani M (2008), “The IAEA’s activities in radiological protection in digital imaging.”. Radiat Prot Dosim, 129 (1-3), 22-28.

7. Sawdy JM, Gocha MD, Olshove V, Chisolm JL, Hill SL, Phillips A, et al. (2009), “Radiation Protection During Hybrid Procedures: Innovation Creates New Challenges”. J Invasive Cardiol, 21(9), 437-440.

8. Schneider JE, Sachar R, Orrison WW, Patton PW (2010), “Reduction of Occupational EXposure to Scatter Radiation during Endovascular Interventions: A Prospective, Placebo Controlled Trial Comparing the Effectiveness of a Disposable Radiation-Absorbing Drape”. Journal of the American College of Cardiology, 56, B93.

9. Simons GR, Orrison WW (2004), “Use of a Sterile, Disposable, Radiation-Absorbing Shield Reduces Occupational EXposure to Scatter Radiation During Pectoral Device Implantation”. PACE, 27, 726-729.

10. Tsapaki V, Ahmed NA, AlSuwaidi JS (2009), “Radiation exposure to patients during interventional procedures in 20 countries: Initial IAEA project results. “. AJR, DOI:10.2214/AJR.08.2115.

11. Tsapaki V, Mohammed FG, Soo Teik Lim, Minh Hung Ngo, Nwe Nwe, Sharma A, et al. (2011), “Status of radiation protection in various interventional cardiology procedures in the Asia Pacific region”. Bristish Medical Journal, Heart Asia, 16-24.

12. Vano E (2003), “Radiation exposure to cardiologists: how it could be reduced.”. Heart, 89, 1123-1124.

13. Williams J R (1997), “The interdependence of staff and patient doses In interventional radiology. “.

Br J Radiol 70, 498-503.

14. WS Shear, JT Thomas, ML Richardson, MB Murad (2002), “Reduction of scatter radiation during percutaneous coronary interventions using a sterile dispossible radiation absorbing shield”. 25th Annual Scientific SCAI Meeting.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Ngô Minh Hùng. (2016). Hiệu quả của tấm trải vô khuẩn RADPAD® trong bảo vệ an toàn bức xạ tia-X khi thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và can thiệp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 71–76. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/498

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả