Kết quả ứng dụng phương pháp đè ép cầm máu vị trí chọc động mạch đùi bằng dụng cụ Ngo’s Femoral Clamp

Các tác giả

  • Ngô Minh Hùng Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Ngọc Toàn Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Văn Giáp Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Thanh Phương Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Hồ Tiến Chức Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Võ Bùi Vĩnh Tùng Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Quốc Tuấn Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Hồng Vũ Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Đặt vấn đề:Đóng đường vào động mạch đùi là công đoạn cuối sau thủ thuật tim mạch can thiệp. Việc đè ép bằng tay được áp dụng rộng rãi do chi phí thấp nhưng tốn kém nhân lực có kinh nghiệm, việc đóng mạch bằng dụng cụ có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên, chi phí cao và không phải lúc nào cũng thực hiện thành công. Đóng mạch bằng cách đè ép bằng dụng cụ đã chứng minh hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được nguồn nhân lực và đồng thời tiết kiệm chi phí.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính hiệu quả, an toàn và hiệu quả kinh tế y tế của dụng cụ Ngo’s Femoral Clamp (NFC).

Đối tượng và phương pháp: Ứng dụng dụng cụ tự chế NFC để đè ép chỗ đâm kim động mạch đùi có sheath từ 5 – 10Fr sau thủ thuật chẩn đoán và/ hoặc can thiệp cho tất cả các bệnh nhân tại khoa Tim mạch Can thiệp. Phương pháp nghiên cứu can thiệp, không có nhóm chứng.

Kết quả: Có 46 bệnh nhân đã được ứng dụng dụng cụ NFC để rút sheath động mạch đùi trong đó 21 bệnh nhân nam (46%) và 25 bệnh nhân nữ (54%). Tuổi trung bình là 62,37 ± 15,43 (năm), 34 (73,91%) có tuổi từ 60 và người lớn tuổi nhất là 88. Chiều cao trung bình là 1,59 ± 0,05 (m) và cân nặng trung bình là 58,83 ± 9,27(kg) với BMI là 23,51 ± 3,29 (kg/m2). Tỉ lệ thành công thủ thuật là 100%. Không ghi nhận có bất cứ biến chứng tại chỗ đâm kim, biến chứng tưới máu chi cùng vùng hạ lưu vị trí đâm kim liên quan đến việc rút sheath bằng dụng cụ này. Bệnh nhân và nhân viên y tế đều cảm giác thỏa mái hơn việc đè ép bằng tay. Tiết kiệm triệt để nhân lực y tế và chi phí y tế khi so sánh với đè ép bằng tay hoặc đóng mạch bằng dụng cụ.

Kết luận: Đóng mạch bằng cách đè ép bằng dụng cụ NFC đã chứng minh hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được nguồn nhân lực và đồng thời tiết kiệm chi phí. NFC cũng mang lại sự thỏa mái cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Dụng cụ NFC nên được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng cho các bệnh nhân chụp và/hoặc can thiệp qua động mạch đùi.

Từ khóa: Động mạch đùi, épbằngtay, đè épcơ học.

Tài liệu tham khảo

1. Tuan NQ (2017), “Kỹ thuật làm đường vào qua động mạch đùi”, Chụp và can thiệp động mạch vành qua da NXB Y học, tr. 186-204. Nhà Xuất bản Y học, 186-204.

2. Bogart MA (1995), “Time to hemostasis: a comparison of manual versus mechanical compression of the femoral artery”. Am J Crit Care, 4(2), 149-156.

3. Cox T, B. L., Huntington C, Lincourt A, Sing R, Heniford BT, (2015), “Systematic Review of Randomized Controlled Trials Comparing Manual Compression to Vascular Closure Devices for Diagnostic and Therapeutic Arterial Procedure”. Surg Technol Int, 27, 32-44.

4. Ibanez B, J. S., et al (2017), “ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation”. Eur Heart J, 00, 1-66.

5 . Lucatelli P, F. F., Cannavale A, Corona M, Cirelli C, D’Adamo A, Salvatori FM, Catalano C, (2017), “Angioseal VIP® vs. StarClose SE® closure devices: a comparative analysis in non-cardiological procedures”. J Cardiovasc Surg (Torino), 58(1), 80-86.

6. Nazir SA, H. L., Ganeshan A, Hoey E, Warakaulle D, (2011), “The CompressAR StrongArm 6000XL for Hemostasis in Day-case Peripheral Angioplasty Patients: Our Initial Experience”. Canadian Association of Radiologists Journal 62 (2011) 135e140, 62, 135-140.

7. Robertson L, A. A., Colgan F, Jackson R, (2016), “Vascular closure devices for femoral arterial puncture site haemostasis”. Cochrane Database Syst Rev, 7(3).

8. Sigstedt B, L. A. (1978), “Complications of angiographic examinations”. Am J Roentengol, 130, 455-460.

9. Simon A, B. B., Clark K, Israel S, (1998), “Manual versus mechanical compression for femoral artery hemostasis after cardiac catheterization”. am J Crit Care, 7(4), 308-313.

10. Sripal Bangalore (2016), “Vascular Access and Closure”, Cardiovascular Intervention A Companion to Braunwald’s Heart Disease (1st edition ed.). Elsevier - Health Sciences Division, Philadelphia, United States, 1-51.

11. Walker SB, C. S., Higgins M, (2001), “Comparison of the FemoStop device and manual pressure in reducing groin puncture site complications following coronary angioplasty and coronary stent placement”. Int J Nurs Pract, 7(6), 366-375.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-09-2019

Cách trích dẫn

Ngô Minh Hùng, Nguyễn Ngọc Toàn, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thanh Phương, Hồ Tiến Chức, Võ Bùi Vĩnh Tùng, Nguyễn Quốc Tuấn, & Nguyễn Hồng Vũ. (2019). Kết quả ứng dụng phương pháp đè ép cầm máu vị trí chọc động mạch đùi bằng dụng cụ Ngo’s Femoral Clamp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (89), 61–67. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/312

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG