Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt Nam quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng

Các tác giả

  • Trần Nguyễn Quỳnh Như Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Võ Thị Tuyết Mai Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Kim Khánh Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Hương Thảo Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thắng Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp (HDĐT HCVC) của Hội Tim mạch học Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích, phỏng vấn bác sĩ và thu thập đơn thuốc xuất viện từ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân hội chứng vành cấp tại 4 Bệnh viện ở Cần Thơ năm 2016 - 2017. Chúng tôi phân tích dữ liệu để xác định tỉ lệ đồng ý của bác sĩ về việc sử dụng HDĐT HCVC và thực tế áp dụng của bác sĩ; và xác định mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng.

Kết quả: Có 54 bác sĩ được phỏng vấn, độ tuổi trung bình là 35 ± 6,7, nam giới chiếm 63%. Phần lớn các bác sĩ có tuổi nghề ít hơn 10 năm (63%) và có số lượng bệnh nhân HCVC mỗi tháng tại bệnh viện ít hơn 5 bệnh nhân (73,9%). Nhìn chung, 87% bác sĩ đồng ý với HDĐT HCVC của Hội Tim mạch học Việt Nam. Các bác sĩ chữa trị cho nhiều hơn 5 bệnh nhân HCVC tại bệnh viện mỗi tháng có xu hướng đồng ý với HDĐT nhiều hơn nhóm còn lại (p=0,048). Tỉ lệ kê đơn theo HDĐT cao hơn (p=0,002) ở nhóm bác sĩ đồng ý với HDĐT so với nhóm không đồng ý.

Kết luận: Phần lớn bác sĩ đồng ý với HDĐT HCVC của Hội Tim mạch học Việt Nam (87%). Nhóm bác sĩ đồng ý với HDĐT có xu hướng thực hiện HDĐT nhiều hơn nhóm bác sĩ không đồng ý với HDĐT. Cần thêm những giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ thực hiện HDĐT của bác sĩ.

Từ khóa: Hướng dẫn điều trị, hội chứng vành cấp, quan điểm, thực tế áp dụng.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình và cộng sự (2011), Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI-ACS study), Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 58, tr. 12-24.

2. Cabana MD, Rand CS, Powe NR, et al. (1999), Why don’t physicians follow clinical practice guidelines?, The Journal of the American Medical Association, 282(15), pp.1458-1465.

3. Kasje WN et al, (2004), Physicians’ views on joint treatment guidelines for primary and secondary care,

International Journal for Quality in Health Care, 16 (3),pp.229-236.

4. Gong YJ et al, (2012), Influence of education and working background on physician s’ knowledge of secondary prevention guidelines for coronary heart disease: results from a survey in China, J Zhejiang Univ-Sci B (Biomed & Biotechnol),13(3),pp. 231-238.

5. Ward MM (2002), Physician knowledge, attitudes and practices regarding a widely implemented guideline”,

Journal of Evaluation in Clinical Practice, 8(2),pp. 155–162.

6. Kavookjian J and Mamidi S (2008), Prescribing of β-Blockers After Myocardial Infarction: A Preliminary Study of Physician Motivations and Barriers, Clinical Therapeutics, 30,pp. 2241-2248.

7. Lugtenberg M et al (2011), Perceived barriers to guideline adherence: A survey among general practitioners, BMC Family Practice,pp. 2-9.

8. Carlsen B and Bringedal B (2009), Attitudes to clinical guidelinesddo GPs differ from other medical doctors?, BMJ Qual Saf , pp. 1-5.

9. Sladek RM, (2008), Thinking styles and doctors’ knowledge and behaviours relating to acute coronary syndromes guidelines, Implementation Science, 3, pp.1-8.

10. Wolfe RM et al, (2004), Family Physicians’ Opinions and Attitudes to Three Clinical Practice Guidelines,

JABFP, 17(2), pp. 150-157

11. Hayward RSA (1997), Canadian physicians’ attitudes about and preferences regarding clinical practice guidelines, Can Med Assoc J ;pp.156:1715-23

12. Headrick LA (1998), Knowledge and perception of guidelines and secondary prevention of coronary heart disease among general practitioners and internists. Results from a physician survey in Germany, European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation, 12,pp.521–529

13. Greving JP et al, (2006), Physicians’ attitudes towards treatment guidelines: differences between

teaching and nonteaching hospitals, Eur J Clin Pharmacol, 62,pp. 129–133

14. Reiner Z (2010), Physicians’ perception, knowledge and awareness of cardiovascular risk factors and adherence to prevention guidelines: The PERCRO-DOC survey’, Atherosclerosis, pp. 598–603

15. Greving JP et al, (2006), Physicians’ attitudes towards treatment guidelines: differences between teaching and nonteaching hospitals, Eur J Clin Pharmacol, 62,pp. 129–133.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-04-2019

Cách trích dẫn

Trần Nguyễn Quỳnh Như, Võ Thị Tuyết Mai, Lê Kim Khánh, Nguyễn Hương Thảo, & Nguyễn Thắng. (2019). Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt Nam quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (87), 88–96. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/383

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả