Tìm hiểu nhận thức của sinh viên K21YDK – Trường Đại học Duy Tân về phương pháp đo huyết áp tại nhà

Các tác giả

  • Võ Thị Hà Hoa Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Phan Công Thông Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Nguyễn Thành Pha Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Nguyễn Trương Nhật Tân Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Phạm Quốc Dũng Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân

Tóm tắt

Mục tiêu: Kiến thức về hướng dẫn phương pháp đo huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về giá trị, cách theo dõi người bệnh tăng huyết áp qua phương pháp đo huyết áp tại nhà.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện vào tháng 9 năm 2020 trên 83 sinh viên K21YDK Trường Đại học Duy Tân. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế để đánh giá nhận thức về phương pháp đo huyết áp tại nhà ở 4 chủ đề: Phương pháp đánh giá chính xác trị số huyết áp tại nhà, cách lựa chọn và sử dụng thiết bị đo huyết áp tại nhà, phương pháp đo chính xác huyết áp tại nhà, khuyến cáo JSH.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, điểm trung bình kiến thức đo huyết áp tại nhà của sinh viên là 13,2 ± 3,7 điểm trên tổng 21 câu hỏi, chiếm 62% số câu trả lời đúng. Trong đó số điểm thấp nhất là 2 điểm và cao nhất là 22 điểm. Chưa tìm thấy các yếu tố liên quan giữa nhận thức sinh viên với giới tính hoặc tuổi.

Kết luận: Kết quả trên đặt ra một nhu cầu cấp thiết là cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng theo dõi huyết áp tại nhà.

Từ khóa: Đo huyết áp tại nhà, Khuyến cáo JSH.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Khánh (2002), “Tăng huyết áp trong tai biến mạch máu não”, Tạp chí Tim mạch. 29, tr. 85-89.

2. Nguyễn Lân Việt và các cộng sự (2008), Kết quả điều tra dịch tễ tăng huyết áp tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam.

3. Võ Thị Hà Hoa, Đặng Văn Trí (2013), “Khảo sát mối liên quan giữa tăng huyết áp ẩn giấu với các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích”, TạpchíYhọcTp.HồChíMinh. 17, tr. 218-225.

4. N. Ikeda và các cộng sự. (2006), “Awareness of the Japanese Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension ( JSH 2000) and compliance to its recommendations: surveys in 2000 and 2004”, J Hum Hypertens. 20(4), tr. 263-6.

5. T. Ogihara và et al. (2009), “The Japanese Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension ( JSH 2009)”, Hypertens Res. 32(1), tr. 3-107.

6. T. Saruta (2005), “[The Japanese Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension ( JSH 2004)]”, NihonRinsho. 63(6), tr. 952-8.

7. WHO (2013), World Health Day 2013: measure your blood pressure, reduce your risk, truy cập ngày 24 tháng 06-2020, tại trang web https://www.who.int/mediacentre/news/releases/2013/ world_health_day_20130403/en/. https://www.who.int/mediacentre/news/releases/2013/ world_health_day_20130403/en/.">

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Võ Thị Hà Hoa, Phan Công Thông, Nguyễn Thành Pha, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Trương Nhật Tân, & Phạm Quốc Dũng. (2023). Tìm hiểu nhận thức của sinh viên K21YDK – Trường Đại học Duy Tân về phương pháp đo huyết áp tại nhà. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 237–244. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/202

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG