Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi có nguy cơ chuyển hóa tim mạch tại thành phố Đà Nẵng

Các tác giả

  • Võ Thị Hà Hoa Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
  • Nguyễn Thị Khánh Linh Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi có nguy cơ chuyển hóa tim mạch tại thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 người cao tuổi sống tại thành phố Đà Nẵng với các nguy cơ chuyển hóa tim mạch bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, rối loạn lipid máu. Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) đã được sử dụng để kiểm tra chất lượng giấc ngủ và thang đo đánh giá nguy cơ ngưng thở khi ngủ Berlin cũng được sử dụng để đánh giá nguy cơ ngưng thở khi ngủ, ngoài ra các yếu tố sức khỏe cũng được nghiên cứu để tìm hiểu mối liên quan.

Kết quả: Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở đối tượng nghiên cứu chiếm 47,7%, vấn đề gây mất ngủ thường gặp nhất ở đối tượng nghiên cứu là không ngủ được trong 30 phút và tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm. Tìm thấy mối liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở đối tượng nghiên cứu: Thói quen ngủ trưa, tăng huyết áp và nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Kết luận: Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi có nguy cơ chuyển hóa tim mạch tại thành phố Đà Nẵng là một vấn đề cần được quan tâm.

Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, thang đo chât lượng giấc ngủ PSQI, thang đo ngưng thở khi ngủ, người cao tuổi, nguy cơ chuyển hóa tim mạch.

Tài liệu tham khảo

1. Campbell, S. S., Murphy, P. J., & Stauble, T. N. (2005). Effects of a nap on nighttime sleep and waking function in older subjects. Journal of the American Geriatrics Society, 53(1), 48–53. https://doi.org/10.1111/j.1532-5415.2005.53009.x https://doi.org/10.1111/j.1532-5415.2005.53009.x">

2. Destors, M., Tamisier, R., Galerneau, L.-M., Lévy, P., & Pepin, J.-L. (2017). [Pathophysiology of obstructive sleep apnea syndrome and its cardiometabolic consequences]. Presse Medicale (Paris, France: 1983), 46(4), 395–403. https://doi.org/10.1016/j.lpm.2016.09.008 https://doi.org/10.1016/j.lpm.2016.09.008">

3. Edmealem, A., Degu, S. G., Haile, D., Gedfew, M., Bewket, B., & Andualem, A. (2020). Sleep Quality and Associated Factors among Diabetes, Hypertension, and Heart Failure Patients at Debre Markos Referral Hospital, Northwest Ethiopia. Sleep Disorders, 2020, e6125845. https:// doi.org/10.1155/2020/6125845

4. Farajzadeh, M., Hosseini, M., Mohtashami, J., Fathi, M., Karimi, B., & Yousefi, B. (2016). Obstructive Sleep Apnea in Elderly and its Related Factors. Iran Journal of Nursing, 29(99), 1–9. https://doi.org/10.29252/ijn.29.99.100.1 https://doi.org/10.29252/ijn.29.99.100.1">

5. Guo, X., Zheng, L., Wang, J., Zhang, X., Zhang, X., Li, J., & Sun, Y. (2013). Epidemiological evidence for the link between sleep duration and high blood pressure: A systematic review and meta-analysis. SleepMedicine, 14(4), 324–332. https://doi.org/10.1016/j.sleep.2012.12.001 https://doi.org/10.1016/j.sleep.2012.12.001">

6. Hanus, J. S., Amboni, G., Rosa, M. I. da, Ceretta, L. B., Tuon, L., Hanus, J. S., Amboni, G., Rosa, M. I. da, Ceretta, L. B., & Tuon, L. (2015). The quality and characteristics of sleep of hypertensive patients. Revista Da Escola de Enfermagem Da USP, 49(4), 0596–0602. https:// doi.org/10.1590/S0080-623420150000400009

7. Li, L., Li, L., Chai, J.-X., Xiao, L., Ng, C. H., Ungvari, G. S., & Xiang, Y.-T. (2020). Prevalence of Poor Sleep Quality in Patients With Hypertension in China: A Meta-analysis of Comparative Studies and Epidemiological Surveys. Frontiers in Psychiatry, 11. https://doi.org/10.3389/ fpsyt.2020.00591 https://doi.org/10.3389/ fpsyt.2020.00591">

8. Morin, C. M., & Gramling, S. E. (1989). Sleep patterns and aging: Comparison of older adults with and without insomnia complaints. Psychology and Aging, 4(3), 290–294. https://doi. org/10.1037//0882-7974.4.3.290

9. Thichumpa, W., Howteerakul, N., Suwannapong, N., & Tantrakul, V. (2018). Sleep quality and associated factors among the elderly living in rural Chiang Rai, northern Thailand. Epidemiology and Health, 40. https://doi.org/10.4178/epih.e2018018 https://doi.org/10.4178/epih.e2018018">

10. Xu, J., Song, Y., Hao, S., Ye, H., & Liu, X. (2003). Sleep quality in elderly patients with obstructive sleep apnea syndrome. Chinese Journal of Clinical Rehabilitation, 7, 836–837.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Võ Thị Hà Hoa, & Nguyễn Thị Khánh Linh. (2023). Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi có nguy cơ chuyển hóa tim mạch tại thành phố Đà Nẵng. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 229–236. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/201

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả