Nghiên cứu đặc điểm chỉ số độ cứng động mạch và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021

Các tác giả

  • Huỳnh Thị Ngọc Huyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trần Kim Sơn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Độ cứng động mạch là một yếu tố dự báo độc lập về bệnh tim mạch cũng như sự hiện diện tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm chỉ số độ cứng động mạch và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 75 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Kết quả: Chỉ số AASI trung bình là 0,44 ± 0,14. AASI ở nữ mắc tăng huyết áp cao hơn nam giới nữ là 0,49 ± 0,15 và nam là 0,40 ± 0,12. AASI khác nhau ở các nhóm tuổi. Nhóm dưới 40 tuổi có chỉ số AASI trung bình là 0,40 ± 0,14 nhóm 40 – 49 là 0,41 ± 0,16, nhóm 50 – 59 là 0,50 ± 0,14 và nhóm trên 60 tuổi là 0,39 ± 0,11 (p=0,47). AASI không tương quan với BMI nhưng tương quan với áp lực mạch trung bình với r=0,32 và p=0,005.

Kết luận: Chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy holter huyết áp 24 giờ là một phương pháp không xâm lấn, dễ thực hiện và có tương quan với áp lực mạch trung bình.

Từ khóa: Độ cứng động mạch, tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch Việt Nam (2016), “Báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp”, Bộ Y tế.

2. Thạch Thị Ngọc Khanh (2016), “Nghiên cứu chỉ số độ cứng động mạch bằng phương pháp đo huyết áp huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Hội nghị tăng huyết áp toàn quốc năm 2016.

3. Berni A et al. (2010), “Adherence to antihypertensive therapy affects Ambulatory Arterial Stiffness Index”. European Journal of Internal Medicine 22, p.93-98.

4. Li Y., Wang (2006), “Ambulatory arterial stiffness index derived from 24-hour ambulatory blood pressure monitoring”, Hypertension,Vol 47, pp.359-364.

5. Lucas Drucaroff et al. (2014), “Assessment of Arterial Stiffness by 24-Hour Ambulatory Blood Pressure Monitoring in Nocturnal Hypertensive or Normotensive Subjects”, Integrative Medicine International 2014 1:130-135.

6. Mehmet Tasdemir et al. (2020), “Ambulatoryarterialstiffnessindexisincreasedinobesechildren”,The Turkish Journal of Pediatrics 2020; 62: 259-266.

7. Pucci G et al. (2017), “Morning pressor surge, blood pressure variability, and arterial stiffness in essential hypertension”, Journal or Hypertension 2017, 35: 272-278.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Huỳnh Thị Ngọc Huyền, & Trần Kim Sơn. (2023). Nghiên cứu đặc điểm chỉ số độ cứng động mạch và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 69–73. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/182

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG