Nghiên cứu rối loạn acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phá

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Y khoa Vinh
  • Hoàng Thị Cúc Trường Đại học Y khoa Vinh

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.101

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tăng acid uric máu và mối liên quan giữa tăng acid uric máu với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 200 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát để xác định tỷ lệ tăng acid uric máu và mối liên quan giữa tăng acid uric máu với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An.

Kết quả: Tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) nguyên phát là 38,5%. Nam giới có tỷ lệ tăng acid uric cao hơn nữ giới (46,7% so với 29,5%, p < 0,05). Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA: THA điều trị không đạt huyết áp mục tiêu (OR = 1,96), thừa cân-béo phì (OR= 1,92), hút thuốc và lạm dụng rượu (OR=2,63 và OR=3,49), Đái tháo đường (OR= 1,94 )hội chứng chuyển hóa (OR= 2,01)giảm mức lọc cầu thận (OR=1,86 ), tất cả đều có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy: lạm dụng rượu, thừa cân-béo phì, hội chứng chuyển hóa và giảm mức lọc cầu thận là các yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Kết luận: Tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA nguyên phát là 38,5%. Lạm dụng rượu, thừa cân-béo phì, hội chứng chuyển hóa và giảm mức lọc cầu thận là các yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Từ khóa: Tăng acid uric máu, tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Thu Hương (2013). Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, NXB Y học.

2. Hội Tim mạch Quốc Gia Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018.

3. Nguyễn Lân Việt (2014). Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học, tr.485.

4. Anton F. M. et al. (1986). Sex differences in uric acid metabolism in adults: evidence for a lack of influence of estradiol-17 beta (E2) on the renal handling of urate. Metabolism, 0495(86): p. 152-156.

5. Daniel I. Feig, Duk-Hee Kang, Richard J. Johnson (2008). Uric Acid and Cardiovascular Risk. N Engl J Med., 357(17): pp. 1811-1821.

6. Pu Su et al. (2015). Relationship between hyperuricemia and cardiovascular disease risk factors in a Chinese population: a cross-sectional study. Med Sci Monit, 21: p. 2707–2717.

7. Rodilla P. L., Costa F., Gonzalez J. A., Miralles C., Moral A., Pascual D. (2009). Association between serum uric acid, metabolic syndrome and microalbuminuria in previously untreated essential hypertensive patients, Med Clin (Barc), 132(1): pp. 1-6.

8. Richard J. Johnson et al. (2003). Is there a pathogenetic role for uric acid in hypertension and cardiovascular and renal disease. Hypertension, 2003. 41(6): p. 1183-90.

9. Verdecchia P. (2000). Relation Between Serum Uric Acid and Risk of Cardiovascular Disease in Essential Hypertension. Hypertension , 36, pp. 1072-1078.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Tuấn, & Hoàng Thị Cúc. (2023). Nghiên cứu rối loạn acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phá. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 99–106. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.101 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả