Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim cấp tại Viện Tim mạch Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.3Từ khóa:
Viêm cơ tim cấp; suy tim.Tóm tắt
Viêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị tổn thương cấp tính do các tác nhân khác nhau, với triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Chẩn đoán xác định dựa vào cộng hưởng từ tim và hoặc sinh thiết cơ tim.
Nghiên cứu được tiến hành mô tả bao gồm 108 bệnh nhân, trong đó có 45 bệnh nhân hồi cứu và 63 bệnh nhân tiến cứu với chẩn đoán nghi ngờ viêm cơ tim cấp tại Viện tim mạch Việt Nam (do chưa có điều kiện chụp MRI tim và/hoặc sinh thiết cơ tim)
để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: ở bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim cấp có đặc điểm lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu với bệnh cảnh giống hội chứng vành cấp hoặc suy tim. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (71,3%), trẻ tuổi với tuổi trung bình 27 ± 10,8 tuổi; tiền triệu thường gặp nhất là sốt (53,7%), đau ngực là triệu chứng khởi phát thường gặp nhất với 94,4%. Các triệu chứng lâm sàng suy tim như gan to, phù, lạnh đầu chi, thiểu niệu gặp ở dưới 1/3 bệnh nhân. Đa số bệnh nhân không có rối loạn huyết động lúc vào, sốc tim gặp ở 19,4%. Men tim troponin T lúc vào trung bình là 2006,1 ± 1854,7 ng/L, không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p < 0,05). Xét nghiệm CRP-hs tăng ở 75,9% bệnh nhân. Nồng độ NTproBNP tăng lúc vào có giá trị tiên lượng tình trạng
suy tim lúc ra viện (p < 0,001). Chức năng tâm thu thất trái trung bình LVEF là 58,8 ± 11,3%. Tất cả bệnh nhân chụp động mạch vành đều có kết quả bình thường (100%).
Tài liệu tham khảo
1. Caforio ALP, Pankuweit S, et al. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. Eur Heart J. 2013; 34(33):2636-48.
2. Cooper Jr. LT, Keren A, Sliwa K. The Global Burden of Myocarditis: Part 1: A Systematic Literature Review for the Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors. GlobalHeart. 2014;9(1):121.
3. Huỳnh Phúc Nguyên, Lê Kim Thạch. Đặc điểm lâm sàng của các trường hợp viêm cơ tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. TạpchítimmạchhọcViệtNam. 2014; 68:112-117.
4. Shauer A, Gotsman I, Keren A, et al. Acute Viral Myocarditis: Current Concepts in Diagnosis and Treatment. 2013;15:6.
5. Schultheiss H-P, Kuhl U, Cooper LT. The management of myocarditis. European Heart Journal. 2011;32(21):2616-2625.
6. Sagar S, Liu PP, Cooper LT. Myocarditis. TheLancet. 2012;379(9817):738-747.
7. Schultz JC, Hilliard AA, Cooper LT, Rihal CS. Diagnosis and Treatment of Viral Myocarditis. Mayo Clinic Proceedings. 2009;84(11):1001-1009.
8. Xu D, Zhao R-C, Gao W-H. A Risk Prediction Model for In-hospital Mortality in Patients with Suspected Myocarditis. Chinese Medical Journal. 2017;130(7):782-790.
9. Lauer B, Niederau C, et al. Cardiac Troponin T in Patients With Clinically Suspected Myocarditis. Journalof the American College of Cardiology. 1997;30(5):1354-1359.
10. Rodriguez-Gonzalez M, Sanchez-Codez MI, Lubian-Gutierrez M, Castellano-Martinez A. Clinical presentation and early predictors for poor outcomes in pediatric myocarditis: A retrospective study. World Journal of Clinical Cases. 2019;7(5):548-561.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 30-11-2022 (1)