Nhân một trường hợp suy hô hấp cấp nặng do sa van hai lá cấp không đáp ứng với điều trị thường quy được hỗ trợ V-V ECMO và phẫu thuật thay van cấp
Tóm tắt
Ca lâm sàng: Người bệnh nam 69 tuổi nhập Khoa Cấp cứu (KCC) Bệnh viện Quốc tế Vinmec vì khó thở, sốt và ho khan và sau đó tình trạng khó thở tăng dần, người bệnh (NB) được làm các xét nghiệm, được chẩn đoán ban đầu “suy hô hấp cấp – viêm phổi nặng/tăng huyết áp) và được xử trí ban đầu với thở oxy và kiểm soát huyết áp (HA) và dùng kháng sinh, nhưng tình trạng không cải thiện, tiếp theo đó người bệnh được chuyển lên khoa hồi sức tích cực (HSTC). Tại Khoa HSTC, NB được chẩn đoán “suy hô hấp cấp theo dõi viêm phổi nặng/tăng huyết áp, ngay sau đó tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng, phù phổi cấp và tăng huyết áp. NB được xử trí thở máy không xâm nhập, thở máy xâm nhập phương thức kiểm soát, kiểm soát HA, dùng thuốc vận mạch và thuốc tăng co bóp cơ tim (sau can thiệp thở máy xâm nhập NB vẫn suy hô hấp nặng kèm HA70/40 mmHg, trào bọt hồng quan ống nội khí quản), giảm oxy máu nặng, và giảm thông khí phế nang (SpO2 80%, PaO2 54 mmHg, pH 7.07, PaCO2 56 mmHg, HCO3-1 6.5 mmol/L) mặc dù đã thở máy kiểm soát tối ưu. Để duy trì tính mạng NB, phương thức ECMO V-V được chỉ định, sau triển khai kỹ thuật tình trạng hô hấp kiểm soát được và NB được làm siêu âm tim, phát hiện hở van hai lá nhiều do sa lá trước van hai lá kèm hở chủ vừa. NB đã hội chẩn liên viện và được phẫu thuật thay van hai lá, van động mạch chủ vào ngày thứ 2 sau nhập viện. Sau thay van 01 ngày, tình trạng suy hô hấp cải thiện nhiều và đã ngừng được ECMO, 01 tuần sau mổ người bệnh đã rút được ống nội khí quản thành công. Tuy nhiên một ngày sau rút nội khí quản NB xuất hiện suy hô hấp trở lại do phù phổi cấp do hở chân van hai lá cấp theo dõi do sùi cấp chân van và mặt sau van hai lá nhân tạo, kèm viêm phổi bệnh viện (cấy dịch phế nhiều lần mọc trực khuẩn mủ xanh đa kháng), sau khi điều trị kháng sinh phổi hợp 01 tuần tình trạng nhiễm khuẩn không cải thiện và NB được phẫu thuật lần 2 thay van 2 lá và van ĐMC. Kết quả sau thay van 01 tuần, tình trạng nhiểm khuẩn, huyết động và hô hấp cải thiện và NB đã được bỏ máy, thở qua ống chữ T canuyn mở khí quản và được chuyển viện khác để tiếp tục chăm sóc phục hồi chức năng.
Kết luận: ECMO là biện pháp điều trị cứu cánh, giúp duy trì tính mạng người bệnh trong các trường hợp suy hô hấp cấp tính nặng không đáp ứng với các biện pháp điều trị thường quy, từ đó giúp tiếp tục triển khai các biện pháp chẩn đoán nguyên nhân, và tiếp theo đó là các điều trị đặc hiệu phù hợp nhằm cứu sống được người bệnh.
Từ khóa: Sa van hai lá cấp, ECMO V-V cứu cánh suy hô hấp cấp.
Tài liệu tham khảo
1. Dekker AL, Reesink KD, van der Veen FH, van Ommen GV, Geskes GG, Soemers AC, Maessen JG (2003) Intra-aortic balloon pumping in acute mitral regurgitation reduces aortic impedance and regurgitant fraction. Shock (Augusta, Ga) 19:334-338.
2. Kim TS, Na C-Y, Baek JH, Kim J-H, Oh S-S (2011) Preoperative Extracorporeal Membrane Oxygenation for Severe Ischemic Mitral Regurgitation - 2 case reports. The Korean Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery 44:236-239.
3. Maciejewski M, Piestrzeniewicz K, Bielecka-Dąbrowa A, Piechowiak M, Jaszewski R (2011) Redo surgery risk in patients with cardiac prosthetic valve dysfunction. Archives of Medical Science : AMS 7:271-277.
4. Russo A, Suri RM, Grigioni F, Roger VL, Oh JK, Mahoney DW, Schaff HV, Enriquez-Sarano M (2008) Clinical outcome after surgical correction of mitral regurgitation due to papillary muscle rupture. Circulation 118:1528-1534.
5. Staudacher D, Bode C, Wengenmayer T (2015) Severe Mitral Regurgitation Requiring ECMO Therapy Treated by Interventional Valve Reconstruction Using the MitraClip
6. Tavakoli R, Weber A, Brunner-La Rocca H, Bettex D, Vogt P, Pretre R, Jenni R, Turina M (2002) Results of surgery for irreversible moderate to severe mitral valve regurgitation secondary to myocardial infarction. European journal of cardio-thoracic surgery: official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery 21:818-824.
7. Yamanishi H, Izumoto H, Kitahara H, Kamata J, Tasai K, Kawazoe K (1998) Clinical experiences of surgical repair for mitral regurgitation secondary to papillary muscle rupture complicating acute myocardial infarction. Annals of thoracic and cardiovascular surgery : official journal of the Association of Thoracic and Cardiovascular Surgeons of Asia 4:83-86.