Viêm cơ tim cấp tại đơn vị Cấp cứu và Hồi sức tích cực tim mạch, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2020 - 2021
Tóm tắt
Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu: viêm cơ tim cấp là tình trạng tổn thương cơ tim cấp tính do nhiều nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu. Chẩn đoán hiện nay dựa vào tiền sử bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim, các xét nghiệm huyết học và sinh hóa, trong đó quan trọng nhất là các dấu ấn sinh học (quan trọng nhất là troponin tim), chụp cộng hưởng từ cơ tim với một số bệnh nhân. Về điều trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng, điều trị biến chứng và hỗ trợ tình trạng huyết động, hô hấp của người bệnh mà chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Chúng tôi tiến hành hồi cứu bệnh án, nhận xét về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị trên 51 bệnh nhân chẩn đoán viêm cơ tim cấp, vào cấp cứu và được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực tim mạch, Viện Tim mạch Việt Nam thuộc Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2020
– 2021 nhằm rút ra những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân viêm cơ tim cấp.
Kết quả và kết luận: bệnh nhân viêm cơ tim cấp có đặc điểm lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu với bệnh cảnh giống hội chứng vành cấp hoặc suy tim. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (73%), trẻ tuổi tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi; triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực (92,2%) và sốt (60,8%). Đa số bệnh nhân không có rối loạn huyếtđộng lúc vào. Men hs troponin T và NT-proBNP lúc vào trung bình lần lượt là 1860,4 ± 1914,2 ng/L và 439,5 ± 674,8 pmol/L. Xét nghiệm CRP-hs tăng ở 88,3% bệnh nhân. Chức năng tâm thu thất trái trung bình LVEF là 58,8 ± 11,3%. Cộng hưởng từ tim được chụp và chẩn đoán viêm cơ tim cấp ở 8 bệnh nhân. Đa số bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng ổn định, điều trị hỗ trợ nội khoa chủ yếu, tỷ lệ bệnh nhân cần hỗ trợ tuần hoàn và hỗ trợ xâm lấn ở bệnh nhân bệnh cảnh lâm sàng nặng và tỷ lệ ra viện là 96,1%.
Từ khóa: viêm cơ tim cấp.
Tài liệu tham khảo
1. Caforio ALP, Pankuweit S, et al. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. Eur Heart J. 2013; 34(33):2636-48.
2. Cooper Jr. LT, Keren A, Sliwa K. The Global Burden of Myocarditis: Part 1: A Systematic Literature Review for the Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors. Global Heart. 2014;9(1):121.
3. Rodriguez-Gonzalez M, Sanchez-Codez MI, Lubian-Gutierrez M, Castellano-Martinez A. Clinical presentation and early predictors for poor outcomes in pediatric myocarditis: A retrospective study. World Journal of Clinical Cases. 2019;7(5):548-561.