Đặc điểm điện tâm đồ và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân suy giáp tiên phát

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Linh Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Phạm Minh Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Hồng Thi Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Thị Thu Hương Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Ngọc Quang Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.830

Từ khóa:

suy giáp tiên phát, biến thiên nhịp tim, điện tâm đồ, holter điện tim

Tóm tắt

Tổng quan: Suy giáp là một bệnh lý nội tiết thường gặp và cũng là một yếu tố gây tăng nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Một trong những vấn đề chính của bệnh lý tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng là gây ra các rối loạn nhịp tim, thường là các rối loạn nhịp trên thất, và cơ chế có thể là do mất cân bằng hệ thần kinh tự chủ.

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa biến đổi điện tâm đồ với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy giáp.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn là bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy giáp tiên phát. Đặc điểm biến đổi nhịp tim được đánh giá trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo và holter điện tim 24 giờ.

Kết quả: Nghiên cứu có nữ giới chiếm đa số (70%), tuổi trung bình là 54 ± 13, nhóm tuổi có tỉ lệ cao nhất là 40-60 tuổi, tỉ lệ thừa cân và béo phì là 52,5%. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau cơ khớp (67,5%), da khô, tóc rụng (60%), mệt mỏi, ngủ gà (50%). Trên hình ảnh điện tâm đồ, 100% là nhịp xoang, 27,5% có nhịp chậm xoang. Có 1 trường hợp ngoại tâm thu thất, 1 trường hợp Bloc nhĩ thất độ 1 và có 3 trường hợp có hình ảnh bloc nhánh phải. Trên Holter điện tim: 5% có nhịp chậm xoang, 80% có ngoại tâm thu nhĩ, 20% có ngoại tâm thu thất, 2,5% có Bloc nhĩ thất độ 1. Không có sự khác biệt về biến thiên nhịp tim ở các nhóm tuổi, chỉ số BMI và TSH. Không có sự khác biệt về tần số tim trung bình, cao nhất và thấp nhất giữa các nhóm tuổi, giới tính, BMI và TSH.

 Kết luận: Sự thiếu hụt hormon tuyến giáp đều liên quan đến sự thay đổi đáng kể của các thông số điện tâm đồ cơ bản. 

Tài liệu tham khảo

Cacciatori V, Gemma ML, Bellavere F, et al. Power spectral analysis of heart rate in hypothyroidism. Eur J Endocrinol. 2000;143(3):327-333. doi:10.1530/eje.0.1430327

Kweon KH, Park BH, Cho CG. The effects of L-thyroxine treatment on QT dispersion in primary hypothyroidism. J Korean Med Sci. 2007;22(1):114-116. doi:10.3346/jkms.2007.22.1.114

Sarma JS, Venkataraman K, Nicod P, et al. Circadian rhythmicity of rate-normalized QT interval in hypothyroidism and its significance for development of class III antiarrhythmic agents. Am J Cardiol. 1990;66(12):959-963. doi:10.1016/0002-9149(90)90933-r

Burack R, Edwards RH, Green M, et al. The response to exercise before and after treatment of myxedema with thyroxine. J Pharmacol Exp Ther. 1971;176(1):212-219.

Fredlund BO, Olsson SB. Long QT interval and ventricular tachycardia of "torsade de pointe" type in hypothyroidism. Acta Med Scand. 1983;213(3):231-235. doi:10.1111/j.0954-6820.1983.tb03724.x

Nathaniel C, Caleb L, Azrin MA. QTc prolongation in hypothyroidism. J Am Coll Cardiol. 1994;23:36A.

Altun A, Altun G, Ozkan B, et al. The relationship between ventricular repolarization and thyroid stimulating hormone. Ann Noninvasive Electrocardiogr. 1998;3:19.

Kannan L, Kotus-Bart J, Amanullah A. Prevalence of Cardiac Arrhythmias in Hypothyroid and Euthyroid Patients. Horm Metab Res. 2017;49(6):430-433. doi:10.1055/s-0043-105275

Galetta F, Franzoni F, Fallahi P, et al. Heart rate variability and QT dispersion in patients with subclinical hypothyroidism. Biomed Pharmacother. 2006;60(8):425-430. doi:10.1016/j.biopha.2006.07.009

Đã Xuất bản

30-07-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. L., Phạm, M. T., Phạm, T. H. T., Đỗ, T. T. H., & Nguyễn, N. Q. (2024). Đặc điểm điện tâm đồ và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân suy giáp tiên phát. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (110). https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.830

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>