Kết quả sớm can thiệp nội mạch ở bệnh nhân tụ máu trong thành động mạch chủ ngực Stanford B cấp
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.466Từ khóa:
Huyết khối trong thành động mạch chủ, can thiệp nội mạch, StentgraftTóm tắt
Tổng quan: Tụ máu trong thành động mạch chủ (ĐMC) là một thể của bệnh lý động mạch chủ cấp. Tụ máu trong thành ĐMC cấp là tình trạng cấp cứu, có tỷ lệ tử vong lên đến 21% đối với type A và 5% đối với type B nếu không được điều trị. Stent graft ra đời là một phương pháp ít xâm lấn mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh lý ĐMC. Tụ máu trong thành động mạch chủ ngực có biến chứng hoặc nguy cơ cao được can thiệp nội mạch cho kết quả khả quan và mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.
Mục tiêu : Đánh giá kết quả sớm sau can thiệp đặt stentgraft trong điều trị bệnh lý huyết khối trong thành động mạch chủ ngực .
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 32 bệnh nhân có huyết khối trong thành động mạch chủ ngực được can thiệp đặt stent graft từ tháng 01 năm 2018 đến hết tháng 07 năm 2021 tại Viện Tim mạch Quốc Gia. Đánh giá kết quả ngay sau can thiệp và trong thời gian theo dõi 1 năm.
Kết quả: Các bệnh nhân chủ yếu là nam giới chiếm 68,8%. Trong các yếu tố nguy cơ, tăng huyết áp gặp nhiều nhất, chiếm 84,4%. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 96,88%. Tỷ lệ tử vong trong thời gian 30 ngày là 0%. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân theo dõi trong 1 năm 3,12%. Biến chứng toàn thân hay gặp nhất ngay sau can thiệp là hội chứng sau cấy ghép, chiếm 65,6%. Biến chứng tổn thương thận cấp chiếm 12,5%. Tai biến mạch máu não trong thời gian nằm viện và tai biến mạch não khi theo dõi dọc đều chiếm 3,12%. Kết quả tái cấu trúc ĐMC với trung bình đường kính toàn bộ (ĐKTB), bề dày khối máu tụ, tỷ số ĐKTB/ĐKT trước và sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê. .
Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị bệnh nhân huyết khối trong thành động mạch chủ Stanford B cấp là một kỹ thuật có tỷ lệ thành công cao an toàn, giúp tái cấu trúc thành động mạch chủ.
Tài liệu tham khảo
Maslow A, Atalay MK, Sodha N. Intramural Hematoma. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2018;32(3):1341-1362. doi:10.1053/j.jvca.2018.01.025
Erbel R, Aboyans V, Boileau C, et al. 2014 ESC guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC).Eur Heart J. 2014; 35:2873–2926
Sueyoshi E, Onitsuka H, Nagayama H, Sakamoto I, Uetani M. Endovascular repair of aortic dissection and intramural hematoma: indications and serial changes. SpringerPlus. 2014;3:670. doi:10.1186/2193-1801-3-670
Felisaz A, Dufranc J, Heyndrickx M, Palcau L, Gouicem D, Berger L. Midterm results of type B intramural hematoma endovascular treatment. Ann Vasc Surg. 2015;29(5):898-904. doi:10.1016/j.avsg.2014.12.024
Cheng D, Martin J, Shennib H, et al. Endovascular Aortic Repair Versus Open Surgical Repair for Descending Thoracic Aortic Disease. J Am Coll Cardiol. 2010;55(10):986-1001. doi:10.1016/j.jacc.2009.11.047
Gawinecka J, Schönrath F, Eckardstein A von. Acute aortic dissection: pathogenesis, risk factors and diagnosis. Swiss Med Wkly. 2017;(33). doi:10.4414/smw.2017.14489
Bischoff MS, Meisenbacher K, Wehrmeister M, Böckler D, Kotelis D. Treatment indications for and outcome of endovascular repair of type B intramural aortic hematoma. J Vasc Surg. 2016;64(6):1569-1579.e2. doi:10.1016/j.jvs.2016.05.078
Monnin-Bares V, Thony F, Rodiere M, et al. Endovascular stent-graft management of aortic intramural hematomas. J Vasc Interv Radiol JVIR. 2009;20(6):713-721. doi:10.1016/j.jvir.2009.02.013
Sze DY, van den Bosch MAAJ, Dake MD, et al. Factors portending endoleak formation after thoracic aortic stent-graft repair of complicated aortic dissection. Circ Cardiovasc Interv. 2009;2(2):105-112. doi:10.1161/CIRCINTERVENTIONS.108.819722
Lavingia KS, Ahanchi SS, Redlinger RE, Udgiri NR, Panneton JM. Aortic remodeling after thoracic endovascular aortic repair for intramural hematoma. J Vasc Surg. 2014;60(4):929-935; discussion 935-936. doi:10.1016/j.jvs.2014.04.015
Isselbacher EM, Preventza O, Black JH, 3rd, et al. 2022 ACC/AHA Guideline for the Diagnosis and Management of Aortic Disease: A Report of the American Heart Association/American College of Cardiology Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2022. doi:10.1161/CIR.0000000000001106.