Khảo sát chỉ số ABI ở nhóm đồi tượng có nguy cơ cao về tim mạch
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.108.2024.818Từ khóa:
chỉ số cổ chân cánh tay, nguy cơ cao tim mạch, yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh động mạch chi dướiTóm tắt
Mở đầu: Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) là một phương pháp không xâm lấn hữu ích để phát hiện bệnh động mạch chi dưới mãn tính, đồng thời cũng như một chỉ điểm cho tình trạng xơ vữa mạch hệ thống toàn thân và nguy cơ tim mạch đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao về tim mạch.
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số ABI và tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên nhóm đối tượng nguy cơ cao về tim mạch.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 215 đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch đang được quản lý tại :135 đối tượng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, 65 đối tượng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 15 đối tượng tại Trạm y tế Ba Trại – Ba Vì - Hà Nội từ tháng 11/2019 – tháng 5/2021. Sau khi khai thác tiền sử, khai thác tìm các yếu tố nguy cơ, đánh giá triệu chứng đau cách hồi, tiến hành đo ABI bằng máy tự động hoặc máy siêu âm doppler loại bỏ túi và băng huyết áp. ABI bất thường được xác định khi ABI ≤ 0,9 ( ABI thấp) hoặc ABI > 1,4 ( ABI cao).
Kết quả : Tổng cộng có 215 đối tượng tham gia phỏng vấn và được đo ABI. Tuổi trung bình là 67,7 ± 8,6 tuổi, với các yếu tố nguy cơ tim mạch chính là: đái tháo đường( 47.4%), tăng huyết áp ( 73,5%), rối loạn lipid máu (59,5%), hút thuốc lá (42,3%). Tỷ lệ ABI ≤ 0,9: 27,9%, ABI > 1,4: 0,9%, ABI bình thường: 60,5%, ABI ranh giới : 10,7%. Trong nhóm ABI thấp – có bệnh động mạch chi dưới, tỷ lệ đau cách hồi : 8,3%, đau không điển hình : 20%, không triệu chứng :43%.
Khi phân tích đa biến cho thấy chỉ còn tiền sử có bệnh lý mạch máu xơ vữa (OR=2,28: 95% CI:1,15-4,54), huyết áp tâm thu trên 140mmHg (OR=2,46: 95% CI:1,15-5,34) có liên quan độc lập đến tăng tỷ lệ ABI thấp
Kết luận: Tỷ lệ ABI thấp - có bệnh động mạch chi dưới- là khá cao trên nhóm đối tượng nguy cơ cao về tim mạch. Tuy nhiên đối tượng không có triệu chứng là thường gặp, việc đo ABI bằng máy siêu âm Doppler cầm tay là một biện pháp đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền; cần được tiến hành trên nhóm đối tượng này.
Tài liệu tham khảo
Fowkes FGR, Rudan D, Rudan I, et al. Comparison of global estimates of prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic review and analysis. The Lancet. 2013;382(9901):1329-1340. doi:10.1016/S0140-6736(13)61249-0
Hirsch AT, Haskal ZJ, Hertzer NR, et al. ACC/AHA 2005 Practice Guidelines for the Management of Patients With Peripheral Arterial Disease (Lower Extremity, Renal, Mesenteric, and Abdominal Aortic). Circulation. 2006;113(11):e463-e654. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.106.174526
Lijmer JG, Hunink MG, van den Dungen JJ, et al. ROC analysis of noninvasive tests for peripheral arterial disease. Ultrasound Med Biol. 1996;22(4):391-398. doi:10.1016/0301-5629(96)00036-1
Ankle Brachial Index Collaboration, Fowkes FGR, Murray GD, et al. Ankle brachial index combined with Framingham Risk Score to predict cardiovascular events and mortality: a meta-analysis. JAMA. 2008;300(2):197-208. doi:10.1001/jama.300.2.197
Criqui MH, McClelland RL, McDermott MM, et al. The ankle-brachial index and incident cardiovascular events in the MESA (Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis). J Am Coll Cardiol. 2010;56(18):1506-1512. doi:10.1016/j.jacc.2010.04.060
ESC Guidelines on Dyslipidaemias (Management of). https://www.escardio.org/Guidelines/Clinical-Practice-Guidelines/Dyslipidaemias-Management-of, https://www.escardio.org/Guidelines/Clinical-Practice-Guidelines/Dyslipidaemias-Management-of https://www.escardio.org/Guidelines/Clinical-Practice-Guidelines/Dyslipidaemias-Management-of, https://www.escardio.org/Guidelines/Clinical-Practice-Guidelines/Dyslipidaemias-Management-of">
Rada C, Oummou S, Merzouk F, et al. Dépistage de l’artériopathie oblitérante des membres inférieurs par l’index de pression systolique chez les patients à haut risque cardiovasculaire. Étude observationnelle prospective sur 370 patients asymptomatiques à haut risque cardiovasculaire. J Mal Vasc. 2016;41(6):353-357. doi:10.1016/j.jmv.2016.10.003
Diehm C, Schuster A, Allenberg JR, et al. High prevalence of peripheral arterial disease and co-morbidity in 6880 primary care patients: cross-sectional study. Atherosclerosis. 2004;172(1):95-105. doi:10.1016/s0021-9150(03)00204-1
Criqui MH, Aboyans V. Epidemiology of peripheral artery disease. Circ Res. 2015;116(9):1509-1526. doi:10.1161/CIRCRESAHA.116.303849
Nguyen MH. A study on chronic lower extremity arterial disease in high-risk patients at Vietnam National Heart Institute. 2013.
Mourad JJ, Cacoub P, Collet JP, et al. Screening of unrecognized peripheral arterial disease (PAD) using ankle-brachial index in high cardiovascular risk patients free from symptomatic PAD. J Vasc Surg. 2009;50(3):572-580. doi:10.1016/j.jvs.2009.04.055
Grøndal N, Søgaard R, Lindholt JS. Baseline prevalence of abdominal aortic aneurysm, peripheral arterial disease and hypertension in men aged 65-74 years from a population screening study (VIVA trial). Br J Surg. 2015;102(8):902-906. doi:10.1002/bjs.9825