MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở CÔNG NHÂN MAY MẶC TỈNH THÁI BÌNH
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.272Từ khóa:
Công nhân may, Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, Thái BìnhTóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 400 công nhân may thuộc 4 công ty may mặc tại Thái Bình thông qua một cuộc điều tra cắt ngang nhằm khảo sát một số yếu tố nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) ở công nhân tại một số công ty may mặc Thái Bình.
Kết quả nghiên cứu: Giới tính nữ, trình độ học vấn từ THPT trở lên, tuổi nghề càng cao, tư thế đứng khi làm việc, không tập thể dục giữa giờ, triệu chứng lâm sàng càng nhiều là những yếu tố nguy cơ đơn biến làm tăng khả năng mắc suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới ở công nhân may. Số lần đứng lên đi lại càng nhiều là yếu tố làm giảm khả năng mắc STMMTCD ở công nhân may. Kết quả phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng STMMTCD của công nhân có tư thế làm việc đứng hay ngồi. Bên cạnh đó cũng có mối liên quan giữa công nhân có số lượng triệu chứng lâm sàng là 1, 2, 3 và trên 3 với tình trạng STMMTCD ở nhóm không có triệu chứng lâm sàng. Số lượng TCLS có mối tương quan thuận với mức độ nặng trên lâm sàng tương ứng với phân độ CEAP.
Tài liệu tham khảo
Đinh Thị Thu Hương (2007), Suy tĩnh mạch, Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện tim mạch - Phòng chỉ đạo tuyến, Hà Nội.
Carpentier PH, Maricq HR, Biro C, et al (2004). "Prevalence, risk factors, and clinical patterns of chronic venous disorders of lower limbs: a population-based study in France". J Vasc Surg, 40(4) p. 650-659.
Kim Y, Png CYM, Sumpio BJ, et al (2021). "Defining the human and health care costs of chronic venous insufficiency". Semin Vasc Surg, 34 (1) p. 59-64.
Đặng Hanh Đệ (2011). Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, NXB Giáo dục, tr. 112-116.
Sharma S (2013), "Certain profession of working as risk factors for varicose veins.", J Pharm Biol Sci. 7(5), tr. p. 56-59.
Yun MJ và các cộng sự. (2018), "A study on prevalence and risk factors for varicose veins in nurses at a university hospital. ", Saf Health Work. 9 (1), tr. p. 79-83.
Lê Phước Nguyên, Tạ Văn Trầm, Lê Nữ Hòa Hiệp (2016). "Yếu tố nguy cơ bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 20 - số 2 tr. 522-526.
Evans CJ, et al (1999). "Prevalence of varicose veins and chronic venous insufficiency in men and women in the general population: Edinburgh Vein Study". J Epidemiol Commun H, 53 (3) p. 149-153.
Vuylsteke M.E., et al. (2015). "Epidemiological study on chronic venous disease in Belgium and Luxembourg: prevalence, risk factors, and symptomatology". Eur J Vasc Endovasc Surg, 49(4) p. 432-439.
Phạm Thị Nhài (2013). Thực trạng điều kiện lao động và một số yếu tố liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân chế biến Thủy Sản Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long năm 2013,Luận văn thạc sỹ y học,
Sharif Nia H., et al (2015). "Varicose veins of the legs among nurses: Occupational and demographic characteristics". Int J Nurs Pract, 21(3) p. 313-320.
Chen C.L., H.R. Guo (2014). "Varicose veins in hairdressers and associated risk factors: a cross-sectional study". BMC Public Health, 14 p. 885.
Marianne G. De Maeseneer, et al (2022 ). "European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2022 Clinical Practice Guidelines on the Management of Chronic Venous Disease of the Lower Limbs". Eur J Vasc Endovasc Surg 63 p. 184 - 267.
Nguyễn Thị Ngân, Trần Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Trường Sơn (2014). "Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân công ty May Hai, Hải Phòng". Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10- số 2/2014 tr. 233-241.
El˙zbieta Łastowiecka-Moras (2021). "Standing and sitting postures at work and symptoms of venous insufficiency - results from questionnaires and a Doppler ultrasound study". International Journal of Occupational Safety and Ergonomics (JOSE), Vol 27, No. 4, p. 963-969.