ĐÁNH GIÁ HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ BỆNH LÝ VAN TIM BẰNG THANG ĐIỂM FRIED
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.274Tóm tắt
Bệnh lý van tim luôn là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỉ lệ hiện mắc bệnh van tim được dự đoán tăng gấp hai lần trong vòng 20 năm do sự gia tăng tuổi thọ trong dân số1,2 Hiện nay yếu tố thấp của bệnh van tim hầu hết đã được thay thế bởi nguyên nhân thoái hóa3.
Với tình hình phát triển của đất nước, tuổi thọ người cao tuổi ngày càng tăng lên, chất lượng cuộc sống và điều kiện chăm sóc y tế ngày càng được quan tâm. Người cao tuổi có bệnh lý van tim khi phải nhập viện điều trị luôn cần những phương pháp đánh giá để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Do đó các nghiên cứu gần đây tập trung tìm ra công cụ dự đoán, sàng lọc, ngăn chặn những kết quả bất lợi sau khi bệnh nhân phải điều trị tại các bệnh viện, đó chính là các thang điểm đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương. Hiện nay, ở nước ta, những nghiên cứu về hội chứng dễ bị tổn thương với các bệnh lý van tim vẫn còn ít. Người cao tuổi có bệnh lý van tim có tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương như thế nào, các yếu tố thành phần ảnh hưởng ra sao. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ và vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý van tim.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát Hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh lý van tim bằng thang điểm Fried.
Tài liệu tham khảo
Writing Group M, Mozaffarian D, Benjamin EJ, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2016;133(4):e38-360.
Nkomo VT, Gardin JM, Skelton TN, Gottdiener JS, Scott CG, Enriquez-Sarano M. Burden of valvular heart diseases: a population-based study. Lancet. 2006;368(9540):1005-1011.
Bozbaş H, Yildirir A, Küçük MA, et al. Prevalence of coronary artery disease in patients undergoing valvular operation due to rheumatic involvement. Anadolu kardiyoloji dergisi : AKD = the Anatolian journal of cardiology. 2004;4(3):223-226.
Otto Catherine M, Nishimura Rick A, Bonow Robert O, et al. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease. Journal of the American College of Cardiology. 2021;77(4):e25-e197.
Collard RM, Boter H, Schoevers RA, Oude Voshaar RC. Prevalence of frailty in community-dwelling older persons: a systematic review. Journal of the American Geriatrics Society. 2012;60(8):1487-1492.
Parker SG, Fadayevatan R, Lee SD. Acute hospital care for frail older people. Age and ageing. 2006;35(6):551-552.
Hamonangan R, Wijaya IP, Setiati S, Harimurti K. Impact of Frailty on the First 30 Days of Major Cardiac Events in Elderly Patients with Coronary Artery Disease Undergoing Elective Percutaneous Coronary Intervention. Acta medica Indonesiana. 2016;48(2):91-98.
Sanchis J, Núñez E, Ruiz V, et al. Usefulness of Clinical Data and Biomarkers for the Identification of Frailty After Acute Coronary Syndromes. The Canadian journal of cardiology. 2015;31(12):1462-1468.
Alonso Salinas GL, Sanmartín Fernández M, Pascual Izco M, et al. Frailty predicts major bleeding within 30days in elderly patients with Acute Coronary Syndrome. International journal of cardiology. 2016;222:590-593.
Singh M, Rihal CS, Lennon RJ, Spertus JA, Nair KS, Roger VL. Influence of frailty and health status on outcomes in patients with coronary disease undergoing percutaneous revascularization. Circulation Cardiovascular quality and outcomes. 2011;4(5):496-502.
Nguyễn Xuân Thanh. Hội chứng dễ bị tổn thương (frailty syndrome) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội; 2015.