Kết quả sử dụng đường vào đoạn xa động mạch quay trong chụp và can thiệp động mạch vành

Các tác giả

  • Nguyễn Khắc Linh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
  • Vũ Thị Thu Trà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • ThS.BS.Trần Bá Hiếu Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.82

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và kết quả sử dụng đường vào đoạn xa động mạch quay trong chụp và can thiệp động mạch vành.

Đối tượng và phương pháp: Gồm 180 bệnh nhân có chỉ định chụp và can thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021 được chia thành 2 nhóm 90 bệnh nhân sử dụng đường vào ĐM quay và 90 bệnh nhân sử dụng đường vào đoạn xa ĐM quay. Các bệnh nhân được theo dõi ngắn hạn trong thời gian nằm viện.

Kết quả: Tuổi trung bình là 68,07 ± 10,28 tuổi, Nam/ nữ > 2/1. THA là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất (>70%), chủ yếu là hội chứng vành cấp (> 80%) trong đó STEMI chiếm > 13%. Kết quả chụp và can thiệp ĐMV qua đoạn xa ĐM quay có tỷ lệ thành công 100%, biến chứng trong thủ thuật 13,3% (tương đương với ĐM quay), không có biến chứng tại chỗ trong và sau can thiệp, tỷ lệ tử vong 0%. Thành công của thủ thuật mở đường vào đoạn xa ĐM quay 94,5% tương đương với đường vào truyền thống (95,5%), mức độ đau, mức độ khó chịu, tê bì, sưng nề, bầm tím bàn tay và các biến chứng tại vị trí chọc mạch bằng không, thời gian cầm máu, thời gian nới và tháo bỏ hoàn toàn băng ép thấp (bằng 1/2 đường truyền thống) đã mang lại nhiều sự thoải mái, dễ chịu cho cả bệnh nhân và bác sĩ can thiệp, giảm được các biến chứng cục bộ, giảm được tỷ tệ tắc ĐM quay, bảo tồn được ĐM quay và bàn tay cho bệnh nhân. Do đó đây là kỹ thuật có tính khả thi, tính ứng dụng và an toàn cao. Đường vào này được xem như là “tương lai của can thiệp tim mạch”.

Từ khóa: ĐM quay, đoạn xa ĐM quay, chụp và can thiệp ĐMV.

Tài liệu tham khảo

1. Liu J, Fu XH, Xue L, Wu WL, Gu XS, Li SQ. A comparative study of transulnar and transradial artery access for percutaneous coronary intervention in patients with acute coronary syndrome. JInterventCardiol. 2014;27(5):525-530. doi:10.1111/joic.12134

2. Roghani F, Shirani B, Hashemifard O. The effect of low dose versus standard dose of arterial heparin on vascular complications following transradial coronary angiography: Randomized controlled clinical trial. ARYA Atheroscler. 2016;12(1):10-17.

3. Roghani Dehkordi F, Hashemifard O, Mansouri R, dehghani A, Akbari M. Merits of more distal accesses in the hand for coronary angiography and intervention. In:; 2017.

4. Habib RH, Dimitrova KR, Badour SA, et al. CABG Versus PCI: Greater Benefit in Long-Term Outcomes With Multiple Arterial Bypass Grafting. JAmCollCardiol. 2015;66(13):1417-1427. doi:10.1016/ j.jacc. 2015.07.060.

5. Venkitachalam L, Kip KE, Selzer F, et al. Twenty-year evolution of percutaneous coronary intervention and its impact on clinical outcomes: a report from the National Heart, Lung, and Blood Institute-sponsored, multicenter 1985-1986 PTCA and 1997-2006 Dynamic Registries. Circ Cardiovasc Interv. 2009;2(1):6-13. doi:10.1161/ CIRCINTERVENTIONS.108.825323.

6. Hamandi M, Saad M, Hasan R, et al. Distal Versus Conventional Transradial Artery Access for Coronary Angiography and Intervention: A Meta-Analysis. Cardiovasc Revasc Med. 2020;21(10):1209-1213. doi:10.1016/j.carrev.2020.03.020.

7. Norimatsu K, Kusumoto T, Yoshimoto K, et al. Importance of measurement of the diameter of the distal radial artery in a distal radial approach from the anatomical snuffbox before coronary catheterization. HeartVessels. 2019;34(10):1615-1620. doi:10.1007/s00380-019-01404-2.

8. Vefalı V, Sarıçam E. The Comparison of Traditional Radial Access and Novel Distal Radial Access for Cardiac Catheterization. CardiovascRevascMed. 2020;21(4):496-500. doi:10.1016/j.carrev.2019.07.001.

9. Ferdinand Kiemeneij. Left distal transradial access in the anatomical snuffbox for coronary angiography (ldTRA) and interventions (ldTRI) - EuroIntervention. Accessed October 15, 2021.

10. Liang C, Han Q, Jia Y, Fan C, Qin G. Distal Transradial Access in Anatomical Snuffbox for Coronary Angiography and Intervention: An Updated Meta-Analysis. J Intervent Cardiol. 2021; 2021:7099044. doi:10.1155/2021/7099044.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 21-06-2022

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Khắc Linh, Vũ Thị Thu Trà, ThS.BS.Trần Bá Hiếu, & PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang. (2022). Kết quả sử dụng đường vào đoạn xa động mạch quay trong chụp và can thiệp động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (100), 67–73. https://doi.org/10.58354/jvc.100.2022.82 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả