Kết quả trung hạn của phẫu thuật bóc tách nội mạc điều trị hẹp động mạch cảnh do xơ vữa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.106.2023.675Từ khóa:
đột quỵ, bóc nội mạc động mạch cảnh, hẹp động mạch cảnhTóm tắt
Mở đầu: Đột quỵ là một trong những nguyên nhân tử vong, tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh điều trị hẹp động mạch cảnh là một phương pháp đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ nhồi máu não.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật động mạch cảnh tại bệnh viện đa khoa Đồng nai từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2023. Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2023 chúng tôi có 89 trường hợp thỏa điều kiện chọn mẫu trong đó có 77 nam (86,5%) và 12 nữ (13,5%), tuổi trung bình là 65,2 ± 11,1, 49 bệnh nhân (55,1%) có triệu chứng. Phương pháp vô cảm: gây mê 85 bệnh nhân (95,6%), gây tê tại chỗ 4 bệnh nhân (4,4%). Phương pháp phẫu thuật: bóc nội mạch và phục hồi bằng miếng vá PTFE có 53 bệnh nhân (59,6%), lột nội mạc động mạch cảnh 36 bệnh nhân (40,4%). Kết quả sau mổ: Tử vong 1 bệnh nhân (1,1%) do chảy máu vết mổ, 1 bệnh nhân (1,1%) bị nhồi máu não thời gian hậu phẫu 6,97± 3,9 ngày. Thời gian theo dõi trung hạn trung bình: 23,74 tháng. Có 1 bệnh nhân tử vong do chảy máu vết mổ muộn sau 2 tháng, 0 bệnh nhân bị nhồi máu não tái phát cùng bên, 6 bệnh nhân tử vong do tất cả các nguyên (6,7%).
Kết luận: Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ. Phương pháp này có thể triển khai hiệu quả ở các bệnh viện tuyến tỉnh.
Tài liệu tham khảo
Benjamin, E.J., et al., Heart Disease and Stroke Statistics-2017 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 2017. 135(10): p. e146-e603.
Ko, Y., et al., MRI-based Algorithm for Acute Ischemic Stroke Subtype Classification. J Stroke, 2014. 16(3): p. 161-72.
Lee, B.I., et al., Yonsei Stroke Registry. Analysis of 1,000 patients with acute cerebral infarctions. Cerebrovasc Dis, 2001. 12(3): p. 145-51.
Bonati, L.H., et al., European Stroke Organisation guideline on endarterectomy and stenting for carotid artery stenosis. Eur Stroke J, 2021. 6(2): p. I-xlvii.
RICOTTA, J.J., M.H. CHARLTON, and J.A. DEWEESE, Determining Criteria for Shunt Placement During Carotid Endarterectomy: EEG versus Back Pressure. 1983. 198(5): p. 642-645.
Johnson, C.O., et al., Global, regional, and national burden of stroke, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet Neurology, 2019. 18(5): p. 439-458.
Moresoli, P., et al., Carotid Stenting Versus Endarterectomy for Asymptomatic Carotid Artery Stenosis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Stroke, 2017. 48(8): p. 2150-2157.
Mas, J.L., et al., Endarterectomy versus stenting in patients with symptomatic severe carotid stenosis. N Engl J Med, 2006. 355(16): p. 1660-71.
Ringleb, P.A., et al., 30 day results from the SPACE trial of stent-protected angioplasty versus carotid endarterectomy in symptomatic patients: a randomised non-inferiority trial. Lancet, 2006. 368(9543): p. 1239-47.
Paraskevas, K.I., et al., Editor's Choice - An Updated Systematic Review and Meta-analysis of Outcomes Following Eversion vs. Conventional Carotid Endarterectomy in Randomised Controlled Trials and Observational Studies. Eur J Vasc Endovasc Surg, 2018. 55(4): p. 465-473.
Aburahma, A.F., A.Y. Mousa, and P.A. Stone, Shunting during carotid endarterectomy. J Vasc Surg, 2011. 54(5): p. 1502-10.
Baracchini, C., et al., Gender-based outcomes after eversion carotid endarterectomy from 1998 to 2009. J Vasc Surg, 2012. 55(2): p. 338-45.
Schneider, J.R., et al., A comparison of results with eversion versus conventional carotid endarterectomy from the Vascular Quality Initiative and the Mid-America Vascular Study Group. J Vasc Surg, 2015. 61(5): p. 1216-22.