Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên bằng thuốc Alteplase tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Các tác giả

  • Lê Văn Dũng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Phạm Xuân Anh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Phạn Hữu Đà Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Đào Sỹ Trí Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Nguyễn Phi Thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Lê Dương Hùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Phan Thị Thu Hà Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Dương Trí Trung Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim(NMCT) cấp là một bệnh thường gặp trong cấp cứu nội khoa. Những nơi chưa có can thiệp động mạch vành (ĐMV) cấp cứu thì liệu pháp tiêu sợi huyết (TSH) vẫn là một lựa chọn tối ưu trong điều trị NMCT cấp.

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng(LS), cận lâm sàng(CLS) và hiệu quả điều trị của Alteplase trên bệnh nhân NMCT có ST chênh lên trong vòng 6 giờ đầu.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 27 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán (NMCT) có ST chênh lên trong 6h đầu. Sử dụng thuốc TSH Alteplase, ghi nhận các biến đổi về LS, CLS tại thời điểm nhập viện và sau sử dụng hết thuốc 1giờ.

Kết quả nghiên cứu: Khi nhập viện 100% ĐTN điển hình: 55.56 % đau sau xương ức, 40.7% đau ngực trái, mức độ đau nặng: 81,5%, đau trung bình: 18,5%. ST chênh lên 4,03 ± 1,35 mV, NMCT sau dưới 48,2%, trước rộng 37,0%, trước vách 3,7%, thất phải 11,1%. CK, CK-MB tăng nhẹ. Sau dùng Alteplase 1 giờ 100% BN đau ngực nhẹ, ST giảm chênh > 50%: 70,37 %, ST về bình thường: 29,63%, BN đến trước 3 giờ tỷ lệ ST giảm chênh cao hơn nhóm đến 3- 6 giờ, các loạn nhịp tim chiếm 37,0%, chưa ghi nhận biến chứng xuất huyết và dị ứng.

Kết luận: Sử dụng TSH điều trị NMCT cấp ST chênh lên đến sớm là biện pháp điều trị tái tưới máu tỏ ra hiệu quả và an toàn, cần được lựa chọn ở những cơ sở y tế chưa có và ở xa đơn vị can thiệp mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về Xử trí nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên”, NXB Y học, tr.394-435.

2. Đặng Vạn Phước (2006), “Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng”, NXB Y học, tr. 251.9.

3. Trần Minh Tâm (2005), “Điều trị tiêu sợi huyết bằng Streptokinase trong nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học thực hành, 8 (517), tr.15.

4. Bùi Hữu Minh Trí (2007), “Điều trị tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Trung tâm Tim mạch An Giang”, Báo cáo SHKHKT Bệnh viện 9/2007.

5. Nguyễn Lân Việt (2007), “Nhồi máu cơ tim cấp”, NXB Y học, tr. 92.

Tiếng Anh

6. Anthony A.Hilliard (2008), “Myocardial Infarction”, MayoClinic Cardiology concise textbook, 3, pp. 685-883.

7. Antman et al (2004), “Update AHA/ACC guidelines for the management of patients with ST elevation myocardial infarction”, www.americanheart.org /guidelines. Access12/2004.

8. Eric Boersma (2008), “Management of Acute Coronary Syndromes”, The ESC Textbook of Cardiovascular Medicine, pp. 333-367.

9. Gharacholou SM. Lopes RD et al (2011), “Age and Outcomes in ST-Segment Elevation Myocardial Infarction Treated With Primary Percutaneous Coronary Intervention”,Findings From the APEX-AMI Trial. Arch Intern Med, 171(6), pp 559-67.

10. Gusto (2008).“Angiographic Investigators. The comparative effects of rtPA, streptokinase, or both on coronary patency, ventricular function and survival after acute myocardial infarction”, N.Engl J Med 329, pp. 1615-22.

11. Jaber WA. Prior DL et al (1999), “On presentation is associated with markedly worse outcomes among patients with acute coronary syndromes: PURSUIT trial findings”, Circulation;, 100 (1), pp. 433.

12. Jennings RB Steenbergen C Jr, Reimer KA (1995), “Myocardial ischemia and reperfusion”, Monogr Pathol, 37, pp. 47–80.

13. Kloner RA Jennings RB (2001), “Consequences of brief ischemia: Stunning, preconditioning, and their clinical implications: Part 1”, Circulation, 104, pp. 2981.

14. Marc Cohen Catalin Boiangiu, and Mateen Abidi (2010), “herapy for ST-segment elevation myocardial infarction patients who present late or are ineligible for reperfusion therapy”, J. Am.Coll. Cardiol. , 55, pp. 1895-1906.

15. Ohman EM et al (2011), “6th ACCP Consensus conference. IV thrombolysis in acute myocardial infarction”, Chest, 119, pp. 253S-277S.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Lê Văn Dũng, Phạm Xuân Anh, Phạn Hữu Đà, Đào Sỹ Trí, Nguyễn Phi Thành, Lê Dương Hùng, Phan Thị Thu Hà, & Dương Trí Trung. (2016). Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên bằng thuốc Alteplase tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 165–171. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/509

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG