Khảo sát tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở người trên 40 tuổi có và không có đái tháo đường bằng chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay

Các tác giả

  • Huỳnh Kim Phượng Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Võ Thị Quế Chi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) được ghi nhận ngày càng gia tăng và xơ mỡ động mạch được xem như là căn nguyên chính của bệnh động mạch chi dưới. Hơn nữa, BĐMCD còn được xem là yếu tố dự báo biến cố tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…Vì vậy việc phát hiện sớm bệnh lý này là cần thiết đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát tỷ lệ BĐMCD ở người trên 40 tuổi có ĐTĐ và không có ĐTĐ.

Phương pháp: Nghiên cứu quan sát, mô tả cắt ngang, phân tích trên 217 bệnh nhân trên 40 tuổi, trong đó có 120 bệnh nhân ĐTĐ, điều trị nội trú và ngoại trú tại BV Tim Tâm Đức từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015. Chẩn đoán BĐMCD dựa trên chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay ABI<0,91.

Kết quả: Có 217 bệnh nhân trên 40 tuổi tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 68,32 tuổi (độ lệch chuẩn 10,97, có 120 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ và 97 bệnh nhân không mắc bệnh ĐTĐ, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch nổi bật (chiếm 84,7%). Chỉ số ABI bình thường (ABI=0,91-1,30) chiếm 78,8%, có bệnh động mạch chi dưới (ABI<0,91) chiếm 19,8%, vôi hóa thành động mạch (ABI>1,30) chiếm 1,4%. Tỷ lệ mắc BĐMCD ở nhóm ĐTĐ là 29,2% (35 BN) và ở nhóm không ĐTĐ là 8,2% (8 BN). Chỉ số OR ước lượng là 2,58 (khoảng tin cậy 95% là 2,01 -10,44, p<0,001). Trong nhóm bệnh nhân có bệnh ĐTĐ, ghi nhận có tương quan giữa BĐMCD (ABI<0,91) với tuổi (OR=0,96, p=0,024), cân nặng (OR=1,06, p=0,004), BMI (OR=1,23, p=0,002), độ lọc cầu thận (OR=1,07, p<0,001). Ghi nhận có mối tương quan giữa số lượng yếu tố nguy cơ tim mạch với mức độ nặng của BĐMCD thông qua chỉ số ABI: tuổi ≥ 70 tuổi (OR=1,76, p=0,036), thời gian mắc bệnh ĐTĐ ≥ 10 năm (OR=2,77, p=0,017) và độ lọc cầu thận < 60mL/phút/m2 (OR=10,08 , p<0,001). Đánh giá các giá trị chẩn đoán của ABI khi xem siêu âm Doppler mạch máu là tiêu chuẩn chẩn đoán, với ngưỡng cắt của ABI tại 0,91, độ nhạy là 78,7%, độ đặc hiệu là 96,4%.

Kết luận: BĐMCD là phổ biến. Khảo sát chỉ số ABI là kỹ thuật đơn giản có thể thực hiện trong tuyến ban đầu, có thể áp dụng để tầm soát BĐMCD, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân ĐTĐ.

Từ khóa: Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD), đái tháo đường (ĐTĐ), chỉ số huyết áp cổ chân -cánh tay (ankle-brachial index: ABI)

Tài liệu tham khảo

1. A. Mark, Creager, Libby Peter (2015). “Peripheral Artery Diseases – Heart Disease”: Brauwald.

2. Adler A. I., Stevens R. J., Neil A., Stratton I. M., Boulton A. J., Holman R. R. (2002). “UKPDS 59: hyperglycemia and other potentially modifiable risk factors for peripheral vascular disease in type 2 diabetes”. Diabetes Care;25:894-9.

3. Al-Maskari F., El-Sadig M., Norman J. N. (2007). “The prevalence of macrovascular complications among diabetic patients in the United Arab Emirates”. Cardiovascular diabetology;6:24.

4. American Diabetes Association (2003). “Peripheral arterial disease in people with diabetes”. Diabetes Care; 26:3333-41.

5. American Diabetes Association (2015). “Standards of medical care in diabetes--2015: summary of revisions”. Diabetes Care; 38 Suppl:S4.

6. Beckman J. A., Creager M. A., Libby P. (2002). “Diabetes and atherosclerosis: epidemiology,

pathophysiology, and management”. JAMA;287:2570-81.

7. Benchimol D., Pillois X., Benchimol A., et al. (2009). “Accuracy of ankle-brachial index using an automatic blood pressure device to detect peripheral artery disease in preventive medicine”. Archives of cardiovascular diseases;102:519-24.

8. Bozkurt A. K., Tasci I., Tabak O., Gumus M., Kaplan Y. (2011). “Peripheral artery disease

assessed by ankle-brachial index in patients with established cardiovascular disease or at least one risk factor for atherothrombosis--CAREFUL study: a national, multi-center, cross-sectional observational study”. BMC cardiovascular disorders;11:4.

9. Creager M. A., Belkin M., Bluth E. I., et al. (2012). “2012 ACCF/AHA/ACR/SCAI/SIR/STS/ SVM/SVN/SVS Key data elements and definitions for peripheral atherosclerotic vascular disease: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Clinical

Data Standards (Writing Committee to develop Clinical Data Standards for peripheral atherosclerotic vascular disease)”. Journal of the American College of Cardiology; 59:294-357.

10. Criqui M. H., Fronek A., Klauber M. R., Barrett-Connor E., Gabriel S. (1985). “The sensitivity,

specificity, and predictive value of traditional clinical evaluation of peripheral arterial disease: results from noninvasive testing in a defined population”. Circulation;71:516-22.

11. Chung P. W., Kim D. H., Kim H. Y., et al. (2013). “Differences of ankle-brachial index according to

ischemic stroke subtypes: the peripheral artery disease in Korean patients with ischemic stroke (PIPE) study”. European neurology;69:179-84.

12. Del Brutto O. H., Mera R. M., Sedler M. J., et al. (2015). “The Relationship Between High Pulse

Pressure and Low Ankle-Brachial Index. Potential Utility in Screening for Peripheral Artery Disease in Population-Based Studies”. High blood pressure & cardiovascular prevention : the official journal of the Italian Society of Hypertension.

13. Eraso L. H., Fukaya E., Mohler E. R., 3rd, Xie D., Sha D., Berger J. S. (2014). “Peripheral arterial disease, prevalence and cumulative risk factor profile analysis”. European journal of preventive cardiology;21:704-11.

14. Epidemiology, risk factors, and natural history of peripheral artery disease. UpToDate, 2015. at UpToDate.com.)

15. Hirsch A. T., Criqui M. H., Treat-Jacobson D., et al. (2001). “Peripheral arterial disease detection, awareness, and treatment in primary care”. JAMA;286:1317-24.

16. Hirsch A. T., Haskal Z. J., Hertzer N. R., et al. (2006). “ACC/AHA 2005 guidelines for the management of patients with peripheral arterial disease (lower extremity, renal, mesenteric, and abdominal aortic): executive summary a collaborative report from the American Association for Vascular Surgery/ Society for Vascular Surgery, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, Society for Vascular Medicine and Biology, Society of Interventional Radiology, and the ACC/AHA Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Develop Guidelines for the Management of Patients With Peripheral Arterial Disease) endorsed by the American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation; National Heart, Lung, and Blood Institute; Society for Vascular Nursing; TransAtlantic Inter-Society Consensus; and Vascular Disease Foundation”. Journal of the American College of Cardiology;47:1239-312.

17. JNC 7 (2004). “Complete Report: The Science Behind the New Guidelines “: National Heart, Lung, Blood Institute.

18. Kallio M., Forsblom C., Groop P. H., Groop L., Lepantalo M. (2003). “Development of new peripheral arterial occlusive disease in patients with type 2 diabetes during a mean follow-up of 11 years”. Diabetes Care;26:1241-5.

19. Lee I. T., Huang C. N., Lee W. J., Lee H. S., Sheu W. H. (2008). “High total-to-HDL cholesterol ratio predicting deterioration of ankle brachial index in Asian type 2 diabetic subjects”. Diabetes research and clinical practice;79:419-26.

20. Lekshmi Narayanan R. M., Koh W. P., Phang J., Subramaniam T. (2010). “Peripheral arterial disease in community-based patients with diabetes in Singapore: Results from a Primary Healthcare Study”. Annals of the Academy of Medicine, Singapore;39:525-7.

21. MacGregor A. S., Price J. F., Hau C. M., Lee A. J., Carson M. N., Fowkes F. G. (1999). “Role of systolic blood pressure and plasma triglycerides in diabetic peripheral arterial disease. The Edinburgh Artery Study”. Diabetes Care; 22:453-8.

22. Maeda Y., Inoguchi T., Tsubouchi H., et al. (2008). “High prevalence of peripheral arterial disease diagnosed by low ankle-brachial index in Japanese patients with diabetes: the Kyushu Prevention Study for Atherosclerosis”. Diabetes research and clinical practice; 82:378-82.

23. Mostaza J. M., Manzano L., Suarez C., et al. (2008). “[Prevalence of asymptomatic peripheral artery disease detected by the ankle-brachial index in patients with cardiovascular disease. MERITO II study]”. Medicina clinica; 131:561-5.

24. Murabito J. M., Evans J. C., Nieto K., Larson M. G., Levy D., Wilson P. W. (2002). “Prevalence and clinical correlates of peripheral arterial disease in the Framingham Offspring Study”. Am Heart J;143:961-5.

25. Nguyễn Phước Bảo Quân (2013). “Siêu âm doppler mạch máu”: NXB Đại học Huế.

26. Nguyễn Quang Tuấn (2011). “Bệnh tim mạch chuyển hóa , những báo động mới”. Sức khỏe và đời sống .

27. Nguyễn Hải Thủy (2009). “Bệnh động mạch 2 chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ”. University.

28. Norman P. E., Davis W. A., Bruce D. G., Davis T. M. (2006). “Peripheral arterial disease and risk of cardiac death in type 2 diabetes: the Fremantle Diabetes Study”. Diabetes Care;29:575-80.

29. Panayiotopoulos Y. P., Tyrrell M. R., Arnold F. J., Korzon-Burakowska A., Amiel S. A., Taylor P.

R. (1997). “Results and cost analysis of distal [crural/pedal] arterial revascularisation for limb salvage in diabetic and non-diabetic patients”. Diabet Med;14:214-20.

30. Papazafiropoulou A., Kardara M., Sotiropoulos A., Bousboulas S., Stamataki P., Pappas S. (2010). “Plasma glucose levels and white blood cell count are related with ankle brachial index in type 2 diabetic subjects”. Hellenic journal of cardiology : HJC = Hellenike kardiologike epitheorese;51:402-6.

31. Phạm Nguyễn Vinh (2006). “siêu âm tim và các bệnh lý tim mạch”: NXB Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Rabia K., Khoo E. M. (2007). “Prevalence of peripheral arterial disease in patients with diabetes mellitus in a primary care setting”. The Medical journal of Malaysia; 62:130-3.

33. Sarangi S., Srikant B., Rao D. V., Joshi L., Usha G. (2012). “Correlation between peripheral arterial disease and coronary artery disease using ankle brachial index-a study in Indian population”. Indian heart journal; 64:2-6.

34. Selvin E., Erlinger T. P. (2004). “Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the United States: results from the National Health and Nutrition EXamination Survey, 1999-2000”. Circulation; 110:738-43.

35. Subramaniam T., Nang E. E., Lim S. C., et al. (2011). “Distribution of ankle--brachial index and the risk factors of peripheral artery disease in a multi-ethnic Asian population”. Vascular medicine;16:87-95.

36. Tavintharan S., Ning Cheung, Su Chi Lim, et al. (2009). “Prevalence and risk factors for peripheral artery disease in an Asian population with diabetes mellitus”. Diabetes & vascular disease research; 6:80-6.

37. Trần Bảo Nghi (2006). “Khảo sát vai trò của ABI trong chẩn đoán bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường”.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Huỳnh Kim Phượng, & Võ Thị Quế Chi. (2016). Khảo sát tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở người trên 40 tuổi có và không có đái tháo đường bằng chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 112–122. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/503

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG