Giá trị của nồng độ đường huyết lúc nhập viện với tiên lượng tử vong gần ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên Lê

Các tác giả

  • Lê Tuyết Hoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trương Quốc Cường Bệnh viện Thống Nhất

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện đã có nhiều thang điểm đánh giá mức độ nặng và tiên lượng kết cục NMCT cấp như GRACE, TIMI. Gần đây đường huyết (ĐH) tăng cao lúc nhập viện được ghi nhận là một yếu tố dự báo kết cục xấu. Việt Nam chưa có nhiều khảo sát về vấn đề này. Nghiên cứu nhằm xác định giá trị của nồng độ ĐH lúc nhập viện trong tiên lượng tử vong gần ở người bệnh NMCT ST chênh lên.

Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang trên 209 người bệnh NMCT ST chênh lên nhập Bệnh viện Tâm Đức và Viện Tim TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ tử vong gần ở người NMCT ST chênh lên có ĐTĐ hoặc không ĐTĐ nhưng ĐH tăng phản ứng được so sánh với tỉ lệ ở người không ĐTĐ và ĐH bình thường. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ ĐH lúc nhập viện với tử vong trong vòng 30 ngày (bằng hồi qui đa biến) và thang điểm GRACE.

Kết quả: Tử vong gần ở các đối tượng nghiên cứu là 14.35% (30 BN). Tỷ lệ tử vong của nhóm không ĐTĐ - ĐH < 126 mg/dl là 5.6% trong khi nhóm không ĐTĐ - ĐH ≥ 126 mg/dl và nhóm ĐTĐ - ĐH ≥ 126 mg/dl là 20.97% và 21.05%. ĐH lúc nhập viện ≥ 126 mg/dl có liên quan với điểm GRACE cao > 140 và tử vong trong vòng 30 ngày. Bệnh đái tháo đường đã biết không tăng kết cục gần bất lợi so với người không ĐTĐ.

Bàn luận: Kết hợp nồng độ đường huyết lúc nhập viện với những thang điểm hiện tại có thể giúp tăng giá trị tiên lượng tử vong gần ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên. Lưu ý theo dõi đường huyết cho tất cả người bệnh NMCT và kiểm soát phù hợp theo khuyến cáo để giảm nhẹ biến chứng tim mạch và cải thiện kết cục.

Từkhóa:Đường huyết lúc nhập viện, NMCT ST chênh lên, tử vong gần.

Tài liệu tham khảo

1. Papadakis Maxine A. et al. (2015), Current Medical Diagnosis and Treatment, The McGraw-Hill Companies, Inc., pp. 349-350.

2. Krishna Kavita et al. (2012), “In-hospital outcome of acute myocardial infarction and its correlation with plasma sugar levels”, Journal of Indian College of Cardiology. 2 (2),pp.59-63.

3. American Diabetes Association (2013). “Standards of Medical Care in Diabetes”. Clinical Practice Recommendations.

4. Kristian Thygesen et al. (2012), “Third universal definition ofmyocardial infarction”.

5. Chobanian AV et al. (2003), “Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure”, Hypertension. 42,pp.1206.

6. Grundy S. M. et al. (2004), “Implications of recent clinical trials for the National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III Guidelines”, J Am Coll Cardiol. 44 (3),pp.720-732.

7. WHO/IOTF/IASO (2000), The Asia-Pacific perspective: Redefining Obesity and its Treatment., World Health Organization, International Obesity Task Force, International Association for the Study of Obesity, Hong Kong.

8. KDIGO 2012 clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease, Agency for Healthcare Research and Quality (AHRQ), Rockville MD, http://www.guideline.gov/ content.aspX?id=46510, ngày truy cập 7/17/2015. http://www.guideline.gov/ content.aspX?id=46510, ngày truy cập 7/17/2015.">

9. Dickstein K et al. (2008), “the task force for the diagnosis treatment of acute and chronic heart failure 2008 of European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the heart failure association of the ESC and endorsed by the European Society of Intensive Care Medicine”, Eur J Heart Fail. 10,pp.933-989.

10. Ryan H. et al. (2012), “Adult current smoking: differences in definitions and prevalence estimates-NHIS and NSDUH, 2008”, J Environ Public Health. 2012.

11. Trương Phi Hùng et al. (2007), “Nghiên cứu nồng độ C-Reactive protein máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Y học TP. Hồ Chí Minh. 11 (1).

12. Phạm Nguyễn Vinh et al. (2011), “Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động nạch vành cấp (MEDI-ACS study)”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.

13. Phạm Hòa Bình et al. (2010), “Một số nhận xét về điều trị nhồi máu cơ tim ST chênh lên tại Bệnh viện Thống Nhất”, Y học TP. Hồ Chí Minh. 14 (1).

14. Dziewierz A. et al. (2010), “Admission glucose level and in-hospital outcomes in diabetic and non-diabetic patients with acute myocardial infarction”, Clin Res Cardiol. 99 (11),pp.715-721.

15. Nguyễn Quang Tuấn (2005), “ Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn Tiến sĩ Y học.

16. Li D. B. et al. (2011), “Admission glucose level and in-hospital outcomes in diabetic and non-diabetic patients with ST-elevation acute myocardial infarction”, Intern Med. 50 (21),pp.2471-2475.

17. Kushner F. G. et al. (2009), “2009 focused updates: ACC/AHA guidelines for the management of patients with ST-elevation myocardial infarction (updating the 2004 guideline and 2007 focused update) and ACC/AHA/SCAI guidelines on percutaneous coronary intervention (updating the 2005 guideline and 2007 focused update) a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”, J Am Coll Cardiol. 54 (23),pp.2205-2241.

18. Angeli F et al. (2010), “New-onset hyperglycemia and acute coronary syndrome: a systematic overview

and meta-analysis”, Curr Diabetes Rev. 6,pp.102-110.

19. Kosiborod M et al. (2005), “Admission glucose and mortality in elderly patients hospitalized with acute myocardial infarction: implications for patients with and without recorgnized diabetes.”, Circulation. 111,pp.3078-3086.

20. Lê Thị Thu Ba (2007), “Khảo sát yếu tố tiên lượng nặng và tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp ở người có tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất “, Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

21. Hélia Martins (2015), “Blood Glucose in Acute Coronary Syndromes. How Low Should You Go?”,

Rev Esp Cardiol. 68,pp.25-30.

22. Chen Pei-Chi et al. (2014), “Admission hyperglycemia predicts poorer short- and long-term outcomes after primary percutaneous coronary intervention for ST-elevation myocardial infarction”, J Diabetes Investig. 5 (1),pp.80-86.

23. Francois Schiele et al. (2014), “Admission hyperglycemia improves the GRACE risk score for prediction of in-hospital mortality: insights from the Euro heart servey ACS III “, J Am Coll Cardiol. 63 (12),pp.47.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Lê Tuyết Hoa, & Trương Quốc Cường. (2016). Giá trị của nồng độ đường huyết lúc nhập viện với tiên lượng tử vong gần ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên Lê. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 61–70. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/497

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG