Tăng Lipoprotein(a) máu, yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch do xơ vữa: Từ bệnh sinh đến thực hành lâm sàng

Các tác giả

  • Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.106.2023.475

Từ khóa:

Lipoprotein(a), Xơ vữa động mạch, Bệnh tim mạch

Tóm tắt

Tăng lipoprotein(a) [Lp(a)] là yếu tố nguy cơ quan trọng gây xơ vữa động mạch và có tính di truyền, rất cần được quan tâm nghiên cứu, bởi vì chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng này được chính thức chỉ định trong thực hành lâm sàng, ngay cả statin là thuốc làm giảm cholesterol cũng không hiệu quả với tăng Lp(a). Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu về Lp(a), bên cạnh bằng chứng mạnh về khả năng sinh xơ vữa, tăng Lp(a) được khẳng định là rất phổ biến trong cộng đồng, chiếm 20% dân chúng, với mức tăng được định nghĩa là >125 nmol/L. Hội Xơ vữa Động mạch Châu Âu và Hội Tim mạch Châu Âu khuyến nghị đo Lp(a) cho những người có nguy cơ tăng Lp(a) di truyền và những người có nguy cơ tim mạch trung bình/cao theo các thang điểm nguy cơ. Các thuốc hạ Lp(a) đang được tập trung nghiên cứu, nổi bật nhất là thử nghiệm HORIZON đánh giá hiệu quả điều trị của pelacarsen, chất giảm tổng hợp Lp(a) thông qua ức chế RNA thông tin. Trong khi chờ đợi chỉ định chỉnh thức của các thuốc này, người có tăng Lp(a) cần được điều chỉnh yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống một cách chặt chẽ.

Tài liệu tham khảo

Koschinsky ML, Kronenberg F. The long journey of lipoprotein(a) from cardiovascular curiosity to therapeutic target. Atherosclerosis. 2022;349:1-6.

Kronenberg F, Mora S, Stroes ESG, Ference BA, Arsenault BJ, Berglund L, et al. Lipoprotein(a) in atherosclerotic cardiovascular disease and aortic stenosis: a European Atherosclerosis Society consensus statement European Heart Journal. 2022;43(39):3925-46.

Rawther T, Tabet F. Biology, pathophysiology and current therapies that affect lipoprotein (a) levels. Journal of Molecular and Cellular Cardiology. 2019;131:1-11.

Orsó E, Schmitz G. Lipoprotein(a) and its role in inflammation, atherosclerosis and malignancies. Clinical Research in Cardiology Supplements. 2017;12(1):31-7.

Koschinsky ML, Boffa MB. Oxidized phospholipid modification of lipoprotein(a): Epidemiology, biochemistry and pathophysiology. Atherosclerosis. 2022;349:92-100.

Arsenault BJ, Kamstrup PR. Lipoprotein(a) and cardiovascular and valvular diseases: A genetic epidemiological perspective. Atherosclerosis. 2022;349:7-16.

Langsted A, Kamstrup PR, Nordestgaard BG. High lipoprotein(a) and high risk of mortality. European Heart Journal. 2019;40(33):2760-70.

Khera AV, Everett BM, Caulfield MP, Hantash FM, Wohlgemuth J, Ridker PM, et al. Lipoprotein(a) Concentrations, Rosuvastatin Therapy, and Residual Vascular Risk. Circulation. 2014;129(6):635-42.

Parish S, Hopewell JC, Hill MR, Marcovina S, Valdes-Marquez E, Haynes R, et al. Impact of Apolipoprotein(a) Isoform Size on Lipoprotein(a) Lowering in the HPS2-THRIVE Study. Circulation: Genomic and Precision Medicine. 2018;11(2):e001696.

Tsimikas S, Moriarty PM, Stroes ES. Emerging RNA Therapeutics to Lower Blood Levels of Lp(a): JACC Focus Seminar 2/4. Journal of the American College of Cardiology. 2021;77(12):1576-89.

Nurmohamed NS, Kraaijenhof JM, Stroes ESG. Lp(a): a New Pathway to Target? Current Atherosclerosis Reports. 2022;24(11):831-8.

Tsimikas S, Karwatowska-Prokopczuk E, Gouni-Berthold I, Tardif JC, Baum SJ, Steinhagen-Thiessen E, et al. Lipoprotein(a) Reduction in Persons with Cardiovascular Disease. The New England journal of medicine. 2020;382(3):244-55.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-08-2023

Cách trích dẫn

Trương Thanh, H. (2023). Tăng Lipoprotein(a) máu, yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch do xơ vữa: Từ bệnh sinh đến thực hành lâm sàng. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (106), 16–23. https://doi.org/10.58354/jvc.106.2023.475

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ