Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Triệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu:  Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp (THA) của những bệnh nhân mắc THA tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 11/2014 đến 09/2015. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tăng huyết áp. Bác sĩ phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu theo mẫu câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 263 đối tượng nghiên cứu (45,2% nam, 54,8% nữ, tuổi trung bình 64, từ 43-90 tuổi). Những người thuộc nhóm có trình độ ≥ cấp 3,  gia đình trên cận nghèo, mắc THA từ 5 năm trở lên và  đã từng mắc biến chứng THA, có kiến thức đạt cao hơn so với những người có trình độ <cấp 3 (OR=2,49, P< 0,05; 95% CI: 1,31 – 4,42 ),  gia đình cận nghèo/nghèo (OR=3,5, P< 0,05; 95% CI: 1,22 – 10,09 ), bị THA dưới 5 năm (OR=2,03, P< 0,05; 95% CI: 1,13 – 3,63 ) và chưa từng bị biến chứng của THA (OR=2,11, P< 0,05; 95% CI: 1,1 – 4,02 ) một cách tương ứng.

Kết luận: Các yếu tố có liên quan đến kiến thức phòng biến chứng THA của những bệnh nhân THA là: Trình độ học vấn, kinh tế gia đình, thời gian mắc THA, tiền sử mắc biến chứng THA (p<0,05).

Từ khóa: Hiểu biết, tăng huyết áp, biến chứng tăng huyết áp, các yếu tố liên quan.

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Hương Giang (2013), “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng biến chứng ở người bị tăng huyết áp tại huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội năm 2013”, Luận văn thạc sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.

2. Bùi Thị Thanh Hòa (2012), “Khảo sát kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng của tăng huyêt áp ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện E Hà Nội năm 2012”, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.

3. Đinh Văn Sơn (2012), “Kiến thức, thực hành phòng tránh biến chứng của bệnh tăng huyết áp ở người bị tăng huyết áp đến khám tại các trạm y tế xã trên huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc năm 2012”, Luận văn thạc sỹ y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.

4. Nguyễn Văn Triệu (2008), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đột quỵ tại tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 205-207.

5. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008), “Tăng huyết áp-Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 31-52.

Tiếng Anh

6. Lixing Chen, Yuan Zong (2015), “Prevalence, awareness, medication, control, and risk factors associated with hypertension in Yi ethnic group aged 50 years and over in rural China: the Yunnan minority eye study”, BMC Public Health, 15(1):383-386.

7. Ogedegbe G, ScThoentThaler A (2006), “A systematic review of the effects of home blood pressure monitoring on medication adherence”, Journal of Clinical Hypertension, 8(3): 174-180.

8. Son Pt (2012), “Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey”, J Hum Hypertens. 26(4):268-80

9. Piwonska A, Piotrowski W (2012),“Knowledge about arterial hypertension in the Polish population: the WOBASZ study”, Kardiol Pol. 70(2):140-6.

10. J.Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, et al (2018), “2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/ AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines”. J Am Coll Cardiol; 71(19).

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-01-2019

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Triệu. (2019). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (86), 84–90. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/397

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG