Chú số mạch tim - cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Các tác giả

  • Nghiêm Thu Thảo Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Thị Hồng Thi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chỉ số mạch tim – cổ chân (CAVI) được nghiên cứu những năm gần đây là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ xơ vữa động mạch – là tác nhân chính gây nên bệnh động mạch vành. Nhưng hiện tại lại có rất ít nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này.

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số mạch tim – cổ chân với một số yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch và tổn thương động mạch vành (ĐMV).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 62 bệnh nhân nghi ngờ bệnh mạch vành, chưa chụp mạch vành qua da lần nào vào Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân được thu thập các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và được đưa đi đo độ xơ vữa động mạch bằng máy Omron VP - 1000 Plus trước khi bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da. Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số CAVI với một số YTNC tim mạch và mức độ tổn thương ĐMV.

Kết quả: Chỉ số CAVI ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như THA, ĐTĐ, RL lipid máu tăng có ý nghĩa thống kê. BN có THA là 10 ± 1.6; BN có ĐTĐ là 10.5 ± 1.9, BN có RL lipid máu là 9.7 ± 1.6. BN THA có nguy cơ xơ vữa mạch cao hơn BN không THA (p < 0.05). Bệnh nhân càng có chỉ số CAVI cao thì số nhánh ĐMV tổn thương càng nhiều (p < 0.05). Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương LCx, RCA với mức CAVI ≥ 9 của nhóm nghiên cứu ( p < 0.01)

Từ khóa: Chỉ số mạch tim – cổ chân, yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh động mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. ĐặngVănPhước(2006), Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng. NhàxuấtbảnYhọc,tr1-12.

2. NguyễnThịBạchYến,PhạmQuốcKhánh,TrầnVănĐồng,PhạmGiaKhải(1996),Tình hình mắc bệnh mạch vành qua 130 trường hợp nằm tại Viện Tim mạch trong 5 năm (1/1991 – 10/1995) Kỷ yếu công trìnhnghiêncứukhoahọc95–96,BộYtế-BệnhviệnBạchMai,tr76–79.

3. Su,H.M.,etal.,Ankle-brachial pressure index measured using an automated oscillometric method as a predictor of the severity of coronary atherosclerosis in patients with coronary artery disease.KaohsiungJMed Sci, 2004. 20(6): p. 268-72.

4. HoàngViệtAnh(2007),“Nghiên cứu đặc điểm tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành và kết quả của các kỹ thuật can thiệp động mạch vành được sử dụng”. LVTNBSNT, ĐHY Hà Nội.

5. Koji,Y.,etal.(2004),Comparison of ankle-brachial pressure index and pulse wave velocity as markers of the presence of coronary artery disease in subjects with a high risk of atherosclerotic cardiovascular disease. Am J Cardiol,94(7): p. 868-72.

6. Shirai, K., Analysis of vascular function using the cardio-ankle vascular index (CAVI). Hypertens Res. 34(6): p. 684-5.

7. Nakamura,K.,etal.(2008), Cardio-ankle vascular index is a candidate predictor of coronary atherosclerosis.CircJ,72(4):p.598-604.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nghiêm Thu Thảo, & Phạm Thị Hồng Thi. (2023). Chú số mạch tim - cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 141–147. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/250

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>