Liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL trên điện tâm đồ với tổn thương động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định

Các tác giả

  • Tạ Quốc Huân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL trên điện tâm đồ với tổn thương đoạn giữa động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định được chụp động mạch vành qua da lần đầu ở Viện Tim mạch Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp: 396 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh động mạch vành ổn định, được điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám lâm sàng, làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo, xét nghiệm đánh giá khả năng bệnh mạch vành ổn định và được chụp động mạch vành qua da lần đầu tiên.

Kết quả: T âm ở chuyển đạo aVL xuất hiện ở 197 BN (49,74%). T âm ở chuyển đạo aVL có kèm theo dấu hiệu thiếu máu, biến đổi Q-ST-T ở các chuyển đạo khác gặp ở 178 BN (44,95%), T âm đơn độc ở chuyển đạo aVL gặp ở 68 BN (17,17%). Dấu hiệu thiếu máu, biến đổi Q-ST-T ở các chuyển đạo khác không kèm T âm ở chuyển đạo aVL thấy ở 88 BN (22,22%). Kết quả chụp động mạch vành tổn thương 1 thân (46,46%), 2 thân (28,53%), 3 thân (17,68%). Tổn thương thân chung động mạch vành trái, động mạch liên thất trước, động mạch mũ, động mạch vành phải lần lượt là 4,54%; 65,65%; 37,88%; 53,28%. Dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL liên quan với tổn thương đoạn giữa động mạch liên thất trước (Odds Ratio 4,34 khoảng tin cậy 95% 2,83-6,66,p=0,000).

Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy giá trị dự báo tổn thương đoạn giữa động mạch liên thất trước của dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định.

Từ khóa: T âm ở aVL;Tổn thương động mạch liên thất trước; Bệnh động mạch vành ổn định.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt và cs (2014), “Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”, Thực hành bệnh tim mạch Nhà xuất bản y học, tr. 66-93.

2. Nguyễn Lân Việt và cs (2014), “Đau thắt ngực ổn định”, Thực hành bệnh tim mạch Nhà xuất bản Y học tr. 17-34.

3. Hatem L Farhan, Kowthar S Hassan, Ali Al-Belushi và các cộng sự. (2010), “Diagnostic value of electrocardiographic T wave inversion in lead aVL in diagnosing coronary artery disease in patients with chronic stable angina”, Oman medical journal, 25(2), tr. 124.

4. Gehan Magdy và Awad Yousef (2017), “Value of electrocardiographic T wave inversion in lead aVL in prediction of Mid Left Anterior Descending Stenosis in patients with stable Coronary Artery”.

5. Mohamad Osama Kayed, Aly Aly Ramzy, Ibrahim Yassin và các cộng sự. (2019), “Diagnostic Value of Electrocardiographic ST-T Wave Changes in Lead aVL in Patients with Chronic Stable Angina”, The Egyptian Journal of Hospital Medicine, 74(1), tr. 110-116.

6. Getaw Worku Hassen, Ana Costea, Tennyson Smith và các cộng sự. (2014), “The neglected lead on electrocardiogram: T wave inversion in lead aVL, nonspecific finding or a sign for left anterior descending artery lesion?”, The Journal of emergency medicine, 46(2), tr. 165-170.

7. Nobuto Nakanishi, Tadahiro Goto, Tomoya Ikeda và các cộng sự. (2016), “Does T wave inversion in lead aVL predict mid-segment left anterior descending lesions in acute coronary syndrome? A retrospective study”, BMJ open, 6(2), tr. e010268

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-03-2023 — Cập nhật vào 06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Tạ Quốc Huân, & Nguyễn Thị Bạch Yến -. (2023). Liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL trên điện tâm đồ với tổn thương động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 55–61. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/239

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG