Tình hình tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại huyện phong điền, thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2018

Các tác giả

  • Nguyễn Tấn Đạt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Bá Nam Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trần Hoàng Duy Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị tăng huyết áp giúp kiểm soát tốt huyết áp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017-2018.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 434 người bệnh được với độ tuổi trung bình là 63,14 ± 12,32 tuổi, nam chiếm 36,4% và nữ chiếm 63,6%.

Kết quả: Tuân thủ điều trị chung chiếm 45,6%. Nữ giới tuân thủ điều trị tốt hơn nam giới (p<0,001). Trong đó, tuân thủ thuốc hạ áp chiếm 59,0%; tái khám và theo dõi huyết áp chiếm 48,8%; chế độ ăn chiếm 58,1%; không hút thuốc lá chiếm 42,6%; hạn chế rượu bia chiếm 78,1%; tập thể lực và theo dõi cân nặng chiếm 64,7%. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị ở nữ giới bao gồm không tìm hiểu thông tin về tăng huyết áp, có mối quan hệ với thầy thuốc chưa tốt; có biểu hiện trầm cảm theo thang đo HAMD, tự chi trả chi phí điều trị tăng huyết áp. Những bệnh nhân nam không sử dụng bảo hiểm y tế để khám và chữa bệnh, mối quan hệ chưa tốt với thầy thuốc, trong độ tuổi từ 18-49 tuổi không tuân thủ điều trị cao hơn những bệnh nhân khác.

Kết luận: Tuân thủ điều trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa các biến chứng do THA gây ra tuy nhiên sự tuân thủ điều trị của người bệnh là chưa cao chỉ đạt 45,6%.

Từ khóa: Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, yếu tố liên quan

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đặng Thành Công (2017), Nghiên cứu tình hình, lý do theo dõi và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người dân mắc bệnh tăng huyết áp được quản lý tại trạm y tế ở Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, năm 2016, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Khoa Y tế Công cộng.

2. Trần Thị Mỹ Hạnh (2017), Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành và theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Luận văn Tiến sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.

3. Lê Trương Phúc Thuấn (2017),Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

4. Ngô Phạm Tuân và Phạm Thị Tâm (2016), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người tăng huyết áp tại Thị trấn Mái Dầm và Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường năm 2016, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

5. Nguyễn Lân Việt (2017), “Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015-2016”.

6. Phạm Thị Kim Yến (2014), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

7. CDC (2013), Medication Adherence Primary care educators may use the following slides for their own teaching purposes, CDC’s Noon Conference March 27, 2013.

8. Morisky DE, G. L. v. L. D. (1986), Concurrent and predictive validity of a self-reported measure of medication adherence, Med Care, 24(1), pp. 67-74.

9. Silver & M.A (2010), “Depression and heart failure: an overview of what we know and don’t know”, Cleve Clin J Med, 2010, 77(3).

10. World Health Organization, (2013), A global brief on Hypertension.

11. Yanyan Li, Zhanzhan Li, et al. (2015), Prevalence of Depression in Patients With Hypertension, Medicine, pp. 1-6.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Nam, & Trần Hoàng Duy. (2023). Tình hình tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại huyện phong điền, thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2018. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 178–185. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/196

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG