Nghiên cứu giá trị dự đoán động mạch vành thủ phạm bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên

Các tác giả

  • Nguyễn Sinh Huy Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên
  • Huỳnh Lê Thái Bảo Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị dự đoán động mạch vành thủ phạm của điện tâm đồ qua đối chiếu với kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên từ tháng 1/2019 đến tháng 8/2019.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả với phương pháp lấy mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu để xác định giá trị của điện tâm đồ trong việc dự đoán mạch vành của thủ phạm bằng cách so sánh với kết quả chụp mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Mỗi bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thăm khám nội dung của bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn, đo điện tâm đồ và trải qua chụp động mạch vành. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được chẩn đoán theo định nghĩa phổ biến thứ tư về nhồi máu cơ tim cấp. Các giá trị tiên đoán của điện tâm đồ cho từng đoạn động mạch vành thủ phạm bao gồm độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự đoán dương và giá trị dự đoán âm.

Kết quả: Giá trị dự đoán của điện tâm đồ dự đoán cho từng động mạch vành thủ phạm: Đối với động mạch liên thất trước: Độ nhạy 95,7%; độ đặc hiệu 100,0%; độ chính xác 97,7%. Đối với động mạch vành phải: Độ nhạy 94,6%; độ đặc hiệu 91,7%; độ chính xác 92,9%. Đối với động mạch vành nhánh mũ: Độ nhạy 50,0%; độ đặc hiệu 100,0%; độ chính xác 97,7%.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, điện tâm đồ, chụp động mạch vành qua da, giá trị dự đoán.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Kim Bảng và Nguyễn Lân Việt (2003). “Nghiên cứu khả năng dự đoán vị trí tổn thương ĐMV bằng ĐTĐ ở BN nhồi máu cơ tim cấp”. Tạp chí Tim mạch học, 34, tr. 13 - 17.

2. Bộ Y tế (2019). Hướngdẫnchẩnđoánvàxửtríhộichứngmạchvành cấp. Hà Nội.

3. Bùi Minh Trạng (2011). Giátrịcủađiệntâmđồtrongviệcdựđoánnhánhđộngmạchvànhbịtổnthương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nhồi máu cơ tim cấp. Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân Y.

4. Benjamin, E. J., Virani, S. S., Callaway, C. W., Chamberlain, A. M., Chang, A. R., Cheng, S., et al. (2018). “Heart Disease and Stroke Statistics-2018 Update: A Report From the American Heart Association”. Circulation, 137 (12), pp. e67 - e492.

5. Fiol-Sala, M. and Antma, E. M. (2007). The 12 lead ECG in ST-Elevation Myocardial Infarction. Blackwell Publishing.

6. Kern, J. M. (1995). “Angiographic Data”. Cardiac Catheterization Handbook. Mosby, St Louis - Berlin– London - Tokyo - Toronto, pp. 266 - 376.

7. Sgarbossa, E. B., Pinski, S. L., Barbagelata, A., Underwood, D. A., Gates, K. B., Topol, E. J., et al. (1996). “Electrocardiographic diagnosis of evolving acute myocardial infarction in the presence of left bundle-branch block. GUSTO-1 (Global Utilization of Streptokinase and Tissue Plasminogen Activator for Occluded Coronary Arteries) Investigators”. N Engl J Med, 334 (8), pp. 481 - 487.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Sinh Huy, & Huỳnh Lê Thái Bảo. (2023). Nghiên cứu giá trị dự đoán động mạch vành thủ phạm bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 165–170. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/194

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG