Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ

Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Nghĩa Trung Tâm Y Tế thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
  • Nguyễn Thị Diễm Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim mất bù cấp có nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn và nguy cơ tái nhập viện cao. Thang điểm KCCQ không chỉ có thể đánh giá đến tình trạng chức năng mà còn có thể đánh giá tâm sinh lý và tâm lý xã hội của bệnh nhân suy tim.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.

Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 64 bệnh nhân suy tim mất bù cấp nhập viện Khoa Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

Kết quả: Nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành chiếm 37,5%; yếu tố thúc đẩy gồm không tuân thủ điều trị chiếm 35,94%, rối loạn nhịp tim 26,5%. Về triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là khó khở về đêm, khó thở khi gắng sức với tỷ lệ lần lượt là 100% và 90,6%. Suy tim phân suất tống máu thất trái bảo tồn chiếm 48,4%. Sau điều trị 100% ca có chất lượng cuộc sống cải thiện; KCCQ tăng 18,17 điểm.

Kết luận: Thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ có giá trị trong đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân suy tim mất bù cấp.

Từ khóa: Suy tim mất bù cấp, thang điểm KCCQ, chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Tử Dương và Phạm Nguyên Sơn (2011), Suy tim, NXB Y học, 12-27.

2. Châu Ngọc Hoa (2014), Dịchtễhọcsuytim,Suytimtrongthựchànhlâmsàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-13.

3. Trần Lâm và Nguyễn Tuấn Long (2015), “Nghiên cứu nồng độ hs-troponin t ở bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp“, Tạp chí Tim mạch học, số 72, tr. 471-483.

4. Nguyễn Oanh Oanh (2010), “Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim mạn tính tại khoa tim mạch bệnh viện 103”, Tạp chí Y Dược học quân sự.

5. Đoàn Thị Thanh Vi (2016), Nghiêncứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân đợt cấp mất bù của suy tim mạn tại bệnh viên đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2015- 2016, Luận Văn Tốt Nghiệp BSĐK, Đại học Y Dược Cần Thơ.

6. Nguyễn Lân Việt (2014), Thực hành Tim mạch học, Nhà xuất bản Y Học, tr.45-60.

7. Abraham W.T., Fonarow G.C. & Albert N.M. (2008), “Predictors of in-hospital mortality in patients hospitalized for heart failure: insights from the Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE-HF)”, J Am Coll Cardiol, 52, pp. 347–356.

8. Baune BT, Stuart M, Gilmour A, et al. (2012), “The relationship between subtypes of depression and cardiovascular disease: a systematic review of biological models”, Translationalpsychiatry,2(3), e92.

9. Green C. Patrick &. B.Porter. Charles (2000), “Development and Evaluation of the Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire: A New Health Status Measure for Heart Failure”, Journal of the American College of Cardiology, 35(5), 1246.

10. MD.G William Dec (2007), “Management of Acute Decompensated Heart Failure”, Curr Probl Cardio, pp. 321-324.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Hữu Nghĩa, & Nguyễn Thị Diễm. (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 158–164. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/193

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG