Đánh giá sớm rối loạn chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh mạch vành

Các tác giả

  • Nguyễn Gia Bình Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
  • Trần Thị RoSa Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
  • Đàm Trung Nghĩa Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
  • Đoàn Thị Hồng Châu Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
  • Nguyễn Thị Phương Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

Tóm tắt

Mục đích: Để kiểm tra giá trị của siêu âm tim đánh dấu mô để phát hiện sự hiện diện, mức độ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mạch vành ở những bệnh nhân nghi ngờ có cơn đau thắt ngực ổn định.

Phương pháp: Năm mươi bệnh nhân nghi ngờ có cơn đau thắt ngực ổn định và siêu âm tim thông thường khi nghỉ ngơi bình thường đã được thực hiện siêu âm tim đánh dấu mô và chụp mạch vành. Biến dạng toàn bộ tâm thu thất trái theo trục dọc được đánh giá và có mối tương quan với kết quả chụp mạch vành cho từng bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của biến dạng tâm thu toàn bộ theo trục dọc giữa động mạch vành bình thường và các mức độ khác nhau của bệnh động mạch vành (-15,16 ± 6,05 đối với biến dạng tâm thu toàn bộ theo trục dọc). Biến dạng tâm thu toàn bộ theo trục dọc cho thấy độ nhạy cao để chẩn đoán động mạch liên thất trước với vùng tổn thương thành trước vách (độ nhạy 94,7%, độ đặc hiệu 66,7%, mức đồng thuận kap- pa 0,65) động mạch liên thất trước với vùng tổn thương mỏm (độ nhạy 91,4%, độ đặc hiệu 73,3%, mức đồng thuận Kappa: 0,66); động mạch mũ (độ đặc hiệu 83,3%, độ nhạy 80,0%, mức đồng thuận Kappa: 0,63) và cho động mạch vành phải (độ nhạy 88,5% và độ đặc hiệu 66,7%, mức đồng thuận Kappa 0,56).

Kết luận: Siêu âm tim đánh dấu mô hai chiều có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt để dự đoán sự hiện diện, mức độ và mức độ nghiêm trọng của bệnh mạch vành.

Từ khóa: Chụp mạch vành, siêu âm tim đánh dấu mô, bệnh mạch vành.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Mạnh Hùng (2019), Lâm sàng Tim mạch học, NXB Y học, tr. 329-339.

2. Lê Thị Bích Thuận (2020), “Nghiên cứu nguy cơ mắc bệnh mạch vành bằng đánh giá lâm sàng tiền test ở bệnh nhân có triệu chứng đau ngực”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 88.

3. Nguyễn Quang Tuấn (2017), Chụp và can thiệp động mạch vành qua da: Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản, NXB Y học, tr. 92-243.

4. Nguyễn Anh Vũ (2018), Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán 2018, NXB Đại học Huế, tr. 329-339.

5. Đặng Quốc Ý (2019), “Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô trên bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ “, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II.

6. Amira M. Ismail, Wael Samy, Randa Aly (2015), «Longitudinal strain in patients with STEMI using speckle tracking echocardiography. Correlation with peak infarction mass and ejection fraction”, The Egyptian Journal of Critical Care Medicine, 3, pp. 45-53.

7. Jens-Uwe Voigt, Gianni Pedrizzetti, Peter Lysyansky (2015), “Definitions for a common standard for 2Dspeckle tracking echocardiography: consensus document of the EACVI/ASE/ IndustryTask Force to standardize deformation imaging”, European Heart Journal – Cardiovascular Imaging, 16, pp. 1-11.

8. Montalescot G et al. (2013), “ESC guidelines on the management of stable coronary artery disease”, Eur Heart J, 34, pp.2949-3003.

9. Moustafa Shaimaa, Khalid Elrabat, Fathy Swailem (2018), “The correlation between speckle tracking echocardiography and coronary artery disease in patients with suspected stable angina pectoris”, Indian Heart Journal, 70, pp. 379–386.

10. Nirvarthi Maharaj, Ferande Peters, Bijoy K. Khandheria (2013), “Left ventricular twist in a normal African adult population”, European Heart Journal – Cardiovascular Imaging, 14, pp. 526–533.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Gia Bình, Trần Thị RoSa, Đàm Trung Nghĩa, Đoàn Thị Hồng Châu, & Nguyễn Thị Phương. (2023). Đánh giá sớm rối loạn chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 147–157. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/192

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả