Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguyên phát khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2020

Các tác giả

  • Lại Trung Tín Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ
  • Trần Quốc Luận Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ
  • Nguyễn Thành Lộc Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng lớn đến bệnh lý tim mạch và là một trong 6 yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới bệnh tật toàn cầu. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) tỷ lệ thuận với độ tuổi và là mối nguy cơ lớn của bệnh tim mạch và đái tháo đường (ĐTĐ), Vấn đề đặt ra là ở bệnh nhân có huyết áp ≥ 130/85mmHg đã là một thành phần của HCCH thì khả năng thực sự mắc hội chứng này là bao nhiêu?

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa các thành tố Hội chứng chuyển hóa với các đặc điểm: dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguyên phát.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên các bệnh nhân ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán THA nguyên phát theo tiêu chuẩn JNC 7 hoặc đang dùng thuốc hạ HA đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim Mạch Thành phố Cần Thơ từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 09 năm 2020. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo IDF (Gồm các thành tố: Béo trung tâm, Glucose máu lúc đói, Huyết áp, Lipid máu).

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc HCCH là 59,5% với đặc điểm các thành tố (Béo phì vùng bụng là 65,5%; Glucose máu lúc đói trung bình là 9,33 ± 4,371mmol/L, Tiền ĐTĐ và ĐTĐ là 30,6% và 45,9%; Nồng độ triglycerid trung bình là 2,663 ± 1,991mmol/L, HDL-cholesterol trung bình là 1,124 ± 0,375mmol/L. Tỷ lệ kết hợp thành tố 3,4,5 của HCCH ở bệnh nhân cao tuổiTHA lần lượt là 59,8%, 32,8%, 7,4%. Số lần nhập viện ≤2 lần trong vòng 2 năm qua gấp 1,78 lần bệnh nhân nhập viện >2 lần; ở bệnh nhân có béo phì vùng bụng gấp 6,32 lần bệnh nhân không béo phì; ở bệnh nhântăng glucose máu lúc đói gấp 8,23 lần bệnh nhân không tăng glucose máu; ở bệnh nhân tăng triglycerid gấp 7,7 lần bệnh nhân không tăng triglycerid; ở bệnh nhân giảm HDL-cholesterol gấp 5,86 lần bệnh nhân không giảm HDL-choles- terol. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa HCCH với giới, nhóm tuổi, nơi cư trú, số bệnh nội khoa đi kèm, tình trạng thừa cân-béo phì theo BMI, mức lọc cầu thận, cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, tình trạng dày thất trái, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.

Kết luận: Tỷ lệ mắc HCCH liên quan có ý nghĩa thống kê với số lần nhập viện trong vòng 2 năm (>2 lần), béo phì vùng bụng, tăng Glucose máu lúc đói, tăng Triglycerid, giảm HDL- Choles- terol.

Từ Khóa: Hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp nguyên phát, cao tuổi.

Tài liệu tham khảo

1. Nội tiết đại cương, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

2. Cao Mỹ Phương, Nguyễn Thị Nga, Cao Thị Thanh Lệ & cộng sự. (2009). “Hội chứng chuyển hóa trên người từ 45 tuổi trở lên có tăng đường huyết tại huyện cầu ngang tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Nội khoa, số 4 – (2010), tr. 721, 730.

3. Đặng Vạn Phước (2008), “Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng” Nhà xuất bản Y họcm chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, tr. 21, 77, 79, 81, 82.

4. Hoàng Đăng Mịch (2009), “Tương quan giữa tăng Insulin máu với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn”, Y học Việt Nam tháng 1, số 1/2010, tr. 1-5.

5. Lê Hoài Nam (2005). “Tần suất hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp”, Tạp chí Y tim mạch, số 41/2005, tr. 93, 99.

6. Lê Văn Chi (2008), “Sinh bệnh học hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Y học thực hành, số (616+617), tr.134 - 147.

7. Nguyễn Đức Công (2001), Bệnh học người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học, tr 173 - 174.

8. Nguyễn Văn Hoàng (2009), “Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long An” Chuyên đề tim mạch học tháng, tr. 20, 26.

9. Phan Thị Phụng (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nhồi máu não tại bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, Luận án chuyên khoa II, chuyên ngành nội khoa, tr 1, 2, 82, 83.

10. Quốc hội khóa XII (2009),“Luật người cao tuổi”, số 39/2009/QH12.

11. Trần Quốc Bảo (2009), “Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chuyển hóa lipid máu bằng bài thuốc giáng áp”, Tạp chí Y học, số (12), tr.37 – 39.

12. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh nội tiết chuyển hóa – Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2015.

13. Phan Văn Đoàn, Hoàng Trung Vinh (2016), “Yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tiền đái tháo đường”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, (19), tr 61 -66.

14. Am Cardiol, JAbbasi F Brown BW, Lamendola C (2002), “Relationship between obesity, insulin resistance and coronary disease risk”, pp.937-943.

15. Rishi Singhal, Mark Kitchen, Sue Bridgwater & Paul Super (2008), “Metabolic Outcomes of Obese Diabetic Patients Following Laparoscopic Adjustable Gastric Banding”, RESEARCHARTICLE, pp.1400–1405.

16. Sanjib Kumar Sharma, Anup Ghimire & Jeyasundar Radhakrishnan (2011), “Research Article Prevalence of Hypertension, Obesity, Diabetes, and Metabolic Syndrome in Nepal”, SAGE-Hindawi Access to Research International Journal of Hypertension, Volume (2011), Article ID.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lại Trung Tín, Trần Quốc Luận, & Nguyễn Thành Lộc. (2023). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguyên phát khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2020. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 74–80. Truy vấn từ https://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/183

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG