Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ do máy tạo nhịp có liên quan đến bệnh cơ tim do tạo nhịp tim

Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Tuyển Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • rần Song Giang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.164

Tóm tắt

Tổng quan: Trong nghiên cứu này, định nghĩa bệnh cơ tim do tạo nhịp tim (BCTDTN) là sự giảm sút LVEF trên 10% dẫn đến LVEF sau cấy máy dưới 50%.

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ BCTDTN ở bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ do máy tạo nhịp có liên quan đến BCTDTN.

Phương pháp: Tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ bệnh nhân đã cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn với thời gian mang máy tạo nhịp tim tối thiểu là 1 tháng, sau đó phân tích đặc điểm điện tâm đồ bề mặt, các thông số máy tạo nhịp tim, đặc điểm siêu âm Doppler tim trước và sau cấy máy.

Kết quả: Trong số 112 bệnh nhân có tạo nhịp thất phải, 14 bệnh nhân phù hợp chẩn đoán bệnh cơ tim do tạo nhịp tim, chiếm tỷ lệ 12,5% với LVEF trung bình giảm từ 62,2% xuống 40,8%, thời gian mang máy trung bình là 5,6 năm. Nhóm bệnh nhân mắc BCTDTN có tỷ lệ tạo nhịp thất phải cao hơn so với nhóm không mắc bệnh (93,5 ± 10,4% so với 65,1 ± 41,7%), p < 0,001. Thời gian QRS của nhịp do máy tạo nhịp tim (thời gian pQRS) ở nhóm bệnh nhân mắc BCTDTN rộng hơn so với nhóm không mắc bệnh, p < 0,001; với thời gian pQRS ≥ 150ms cho chẩn đoán BCTDTN với độ nhạy là 92,86% và độ đặc hiệu là 59,18%. Bệnh nhân có đường kính thất trái cuối tâm trương lớn, hoặc có giãn buồng thất trái trước cấy máy (chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương – Vd index trên 90 ml/m2) có nguy cơ tiến triển thành bệnh cơ tim do tạo nhịp tim cao hơn với POR lần lượt là 1,4 (95% CI 1,18 – 1,67, p < 0,001) và 53,9 (95% CI 5,7 – 512,8, p < 0,001).

Kết luận: Những bệnh nhân có tỷ lệ tạo nhịp thất phải lớn (trên 74%) và thời gian pQRS ≥ 150 ms cần được sàng lọc cẩn thận bệnh cơ tim do tạo nhịp tim. Đường kính thất trái cuối tâm trương lớn và giãn thất trái trước cấy máy có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Từ khóa: Bệnh cơ tim do tạo nhịp tim, tạo nhịp thất phải, suy tim.

Tài liệu tham khảo

1. Khurshid S, Epstein AE, Verdino RJ, et al. Incidence and predictors of right ventricular pacing – induced cardiomyopathy. Heart rhythm. 2014;11:1619-1625.

2. VijayaramanP,HerwegB,DandamudiG,etal. Outcomes of His-bundle pacing upgrade after long- term right ventricular pacing and/or pacing-induced cardiomyopathy: Insights into disease progression. Heart Rhythm. 2019; 16(10),1554–1561.

3. Khurshid S, Obeng-Gyimah E, Supple G.E, et al. Reversal of Pacing-Induced Cardiomyopathy Following Cardiac Resynchronization Therapy. JACC Clin Electrophysiol. 2018;4(2), 168–177.

4. Shan P, Su L, Zhou X, et al. Beneficial effects of upgrading to His bundle pacing in chronically paced patients with left ventricular ejection fraction <50%. Heart Rhythm. 2018;15(3), 405–412.

5. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự. Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2010;52,11-18.

6. Mond HG, Proclemer A. The 11th world survey of cardiac pacing and implantanble cardioverter – defibrillators: calendar year 2009 - a World Society of arrhythmia’s project. Pacing Clin Electrophysiol. 2011;34:1013-27

7. Kim J.H, Kang K-W, Chin J.Y, et al. Major determinant of the occurrence of pacing-induced cardiomyopathy in complete atrioventricular block: a multicentre, retrospective analysis over a 15-year period in South Korea. BMJ Open. 2018 8(2), e019048.

8. Kiehl E.L, Makki T, Kumar R, et al. Incidence and predictors of right ventricular pacing-induced cardiomyopathy in patients with complete atrioventricular block and preserved left ventricular systolic function. Heart Rhythm. 2016 13(12), 2272–2278.

9. Lamas G.A, Leon A, và Schron E, et al. Ventricular Pacing or Dual-Chamber Pacing for Sinus-Node Dysfunction. N Engl J Med. 2002;9.

10. Khurshid S, Liang J.J, Owens A, et al. Longer Paced QRS Duration is Associated With Increased Prevalence of Right Ventricular Pacing-Induced Cardiomyopathy: Paced QRS and RV Pacing-Induced Cardiomyopathy. J Cardiovasc Electrophysiol. 2016;27(10), 1174–1179.

11. LeeS-A,ChaM-J,ChoY,etal. Paced QRS duration and myocardial scar amount: predictors of long- term outcome of right ventricular apical pacing. Heart Vessels. 2016;31(7),1131–1139.

12. DorO,HaimM,BarrettO,etal. Incidence and Clinical Outcomes of Pacing Induced Cardiomyopathy in Patients With Normal Left Ventricular Systolic Function and Atrioventricular Block. Am J Cardiol. 2020;128,174–180.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Hữu Tuyển, & rần Song Giang. (2023). Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ do máy tạo nhịp có liên quan đến bệnh cơ tim do tạo nhịp tim. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 122–129. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.164

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG