Đánh giá an toàn và hiệu quả của khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator trong can thiệp động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Vũ Hoàng Vũ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Xuân Vinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Hòa Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Đức Chỉnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Trương Quang Bình Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.128

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khoan cắt mảng xơ vữa là phương pháp hỗ trợ điều trị tổn thương vôi hóa trong can thiệp động mạch vành qua da. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về phương pháp thực hiện cũng như tính an toàn và hiệu quả của kĩ thuật này.

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình thực hiện, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, hồi cứu trên 84 trường hợp được thực hiện khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 01/2019 đến 12/2020.

Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 71,68±9,61, trong đó nam giới chiếm 56%. Có 76,2% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng mạch vành cấp. Bệnh ba nhánh ĐMV chiếm 76,2%, vị trí tổn thương đích nhiều nhất là động mạch liên thất trước (66,7%). Siêu âm trong lòng mạch vành được sử dụng cho 86,9% trường hợp. Chiến lược khoan cắt mảng xơ vữa ngay từ đầu chiếm 61,9%. Số lượng đầu khoan trung bình là 1,15±0,88, kích thước đầu khoan tối đa trung bình là 1,45±0,15 mm với tỷ lệ kích thước đầu khoan và đường kính mạch máu tham chiếu trung bình là 0,54±0,08. Tốc độ quay trung bình là 179200±8850 vòng/phút, tổng thời gian khoan trung bình là 32,02±21,36 giây với số lần khoan trung bình 3,45±2,30. Tất cả bệnh nhân đều được đặt stent phủ thuốc, với tổng chiều dài stent trung bình cho mỗi tổn thương là 58,51±22,28mm. Tỷ lệ thành công trên hình ảnh chụp mạch là 97,6%. Các biến chứng liên quan thủ thuật gồm có: thủng ĐMV (2,4%), bóc tách ĐMV (1,2%), chậm hoặc mất dòng chảy (1,2%), chèn ép tim cấp (1,2%). Trong thời gian nằm viện, tỷ lệ biến cố tim mạch chính là 5,95%, chủ yếu là nhồi máu cơ tim liên quan thủ thuật (4,8%), có 1 trường hợp tử vong (1,2%). Sau 6 tháng theo dõi, có 2 trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 2,4%.

Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kĩ thuật khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator trong can thiệp tổn thương ĐMV vôi hóa nặng là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao.

Từ khóa: rotablator, khoan cắt mảng xơ vữa, vôi hóa động mạch vành, can thiệp động mạch vành qua da.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch, Nhà xuất bản y học, pp. 90-93.

2. NghĩaN.T.(2018), "Preliminary results of applying Rotablator technique at Cho Ray Hospital".

3. Abdel-Wahab M. et al. (2013), "High-speed rotational atherectomy before paclitaxel-eluting stent implantation in complex calcified coronary lesions: the randomized ROTAXUS (Rotational Atherectomy Prior to Taxus Stent Treatment for Complex Native Coronary Artery Disease) trial". 6 (1), pp. 10-19.

4. Abdel-WahabM.etal.(2018), "High-speed rotational atherectomy versus modified balloons prior to drug-eluting stent implantation in severely calcified coronary lesions: the randomized prepare-CALC trial". 11 (10), pp. e007415.

5. Abdel‐WahabM.etal.(2013), "Long‐term clinical outcome of rotational atherectomy followed by drug‐eluting stent implantation in complex calcified coronary lesions". 81 (2), pp. 285-291.

6. CohenB.M.etal.(1996), "Coronary perforation complicating rotational ablation: the US multicenter experience", pp. 55-59.

7. CorteseB.etal.(2016), "Drug-eluting stent use after coronary atherectomy: results from a multicentre experience–The ROTALINK I study". 17 (9), pp. 665-672.

8. deWahaS.etal.(2016), "Rotational atherectomy before paclitaxel‐eluting stent implantation in complex calcified coronary lesions: Two‐year clinical outcome of the randomized ROTAXUS trial". 87 (4), pp. 691-700.

9. Hanna G. P. et al. (1999), "Intracoronary adenosine administered during rotational atherectomy of complex lesions in native coronary arteries reduces the incidence of no‐reflow phenomenon". 48 (3), pp. 275-278.

10. Kawamoto H. et al. (2016), "Planned versus provisional rotational atherectomy for severe calcified coronary lesions: Insights from the ROTATE multi‐center registry". 88 (6), pp. 881-889.

11. KawamotoH.etal.(2016), "In-hospital and midterm clinical outcomes of rotational atherectomy followed by stent implantation: the ROTATE multicentre registry". 12 (12), pp. 1448-1456.

12. KobayashiY.etal.(2014), "Impact of Target Lesion Coronary Calcification on Stent Expansion–An Optical Coherence Tomography Study–", pp. CJ-14-0108.

13. KotowyczM.A.etal.(2015), "Rotational atherectomy through the radial artery is associated with similar procedural success when compared with the transfemoral route". 26 (3), pp. 254-258.

14. LeeK.etal.(2021), "Clinical Outcome of Rotational Atherectomy in Calcified Lesions in Korea- ROCK Registry". 57 (7), pp. 694.

15. LeeM.S.etal.(2016), "Impact of coronary artery calcification in percutaneous coronary intervention with paclitaxel‐eluting stents: Two‐year clinical outcomes of paclitaxel‐eluting stents in patients from the ARRIVE program". 88 (6), pp. 891-897.

16. Levi Y. et al. (2019), "Small-Size vs Large-Size Burr for Rotational Atherectomy". 31 (6), pp. 183-186.

17. LiuW.etal.(2015), "Current understanding of coronary artery calcification". 12 (6), pp. 668.

18. Mangiacapra F. et al. (2012), "Comparison of drug-eluting versus bare-metal stents after rotational atherectomy for the treatment of calcified coronary lesions". 154 (3), pp. 373-376.

19. Moussa I. et al. (1997), "Coronary stenting after rotational atherectomy in calcified and complex lesions: Angiographic and clinical follow-up results". 96 (1), pp. 128-136.

20. RathoreS.etal.(2010), "Rotational atherectomy for fibro‐calcific coronary artery disease in drug eluting stent era: Procedural outcomes and angiographic follow‐up results". 75 (6), pp. 919-927.

21. SakakuraK.etal.(2021), "Clinical expert consensus document on rotational atherectomy from the Japanese association of cardiovascular intervention and therapeutics". 36 (1), pp. 1-18.

22. SakakuraK.etal.(2020), "Comparison of the incidence of slow flow after rotational atherectomy with IVUS-crossable versus IVUS-uncrossable calcified lesions". 10 (1), pp. 1-9.

23. SharmaS.K.etal.(2019), "North American expert review of rotational atherectomy". 12 (5), pp. e007448.

24. Shiode N. et al. (2018), "The impact of coronary calcification on angiographic and 3-year clinical outcomes of everolimus-eluting stents: results of a XIENCE V/PROMUS post-marketing surveillance study". 33 (4), pp. 313-320.

25. Sousa-UvaM.etal.(2019), "2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization". 55 (1), pp. 4-90.

26. ThygesenK.etal.(2018), "Fourth universal definition of myocardial infarction (2018)". 72 (18), pp. 2231-2264.

27. Vavuranakis M. et al. (2001), "Stent deployment in calcified lesions: Can we overcome calcific restraint with high‐pressure balloon inflations?". 52 (2), pp. 164-172.

28. Vranckx P. et al. (2008), "Identifying stent thrombosis, a critical appraisal of the academic research consortium (ARC) consensus definitions: a lighthouse and as a toe in the water". 4.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Vũ Hoàng Vũ, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Xuân Vinh, Trần Hòa, Nguyễn Đức Chỉnh, & Trương Quang Bình. (2023). Đánh giá an toàn và hiệu quả của khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator trong can thiệp động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), `101–112. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.128

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả