Một số đặc điểm của tràn dịch màng ngoài tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Yến Tuyết Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Kim Tuyến Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.123

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tràn dịch màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu; các đặc điểm lâm sàng của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở có mở màng ngoài tim.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 374 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật tim hở có mở màng ngoài tim tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh từ 01/07/2019 đến 17/12/2019. Tất cả đều được theo dõi 6 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Nghiên cứu đoàn hệ hồi, tiến cứu.

Kết quả: Tuổi trung bình: 50,3 ± 12,7, nam 46,3%, nữ 53,7%. Tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) 76,2% (TDMNT ít 55,3%, trung bình 12,6% và nhiều 8,3%). Có 8,8% TDMNT tăng nhiều cần phải dẫn lưu, gồm chèn ép tim (CET) 3,5% và có khả năng CET 5,3%. Thời điểm dẫn lưu trung bình là ngày hậu phẫu thứ 20,2 ± 10,8. Lượng dịch dẫn lưu trung bình 446 ± 176 ml. Triệu chứng: mệt 93,9%, khó thở 57,6%, đầy bụng 51,5%, nhịp tim nhanh >100 l/p 42,4%, TMC nổi 27,3%, mạch nghịch 21,2%.

Kết luận: Sau phẫu thuật (PT) tim hở, TDMNT thường gặp có tỷ lệ 76,2%, đa số là lượng ít (55,3%), tỷ lệ TDMNT cần dẫn lưu là 8,8% (CET 3,5%, có khả năng CET 5,3%). Thời điểm dẫn lưu thường gặp ở tuần 2 đến tuần 4 sau PT. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: mệt, khó thở, đầy bụng, tim nhanh. Mạch nghịch có tỷ lệ thấp.

Tài liệu tham khảo

1. AshikhminaE.A.,SchaffH.V.,SinakL.J.,etal.(2010). “Pericardial Effusion After Cardiac Surgery: Risk Factors, Patient Profiles, and Contemporary Management”. The Annals of Thoracic Surgery, 89 (1), pp. 112-118.

2. CheungE.W.Y.,HoS.A.,TangK.K.Y.,etal.(2003). “Pericardial effusion after open heart surgery for congenital heart disease”. Heart(BritishCardiacSociety), 89 (7), pp. 780-783.

3. KhanN.K.,JärveläK.M.,LoisaE.L.,etal.(2017). “Incidence, presentation and risk factors of late postoperative pericardial effusions requiring invasive treatment after cardiac surgery”. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 24 (6), pp. 835-840.

4. LeivaE.H.,CarreñoM.,BucheliF.R.,etal.(2018). “Factors associated with delayed cardiac tamponade after cardiac surgery”. Annalsofcardiacanaesthesia, 21 (2), pp. 158-166.

5. MeurinP.,WeberH.,RenaudN.,etal.(2004). “Evolution of the Postoperative Pericardial Effusion After Day 15: The Problem of the Late Tamponade”. Chest, 125 (6), pp. 2182-2187.

6. NguyenH.S.,NguyenH.D.,VuT.D.(2018). “Pericardial effusion following cardiac surgery. A single- center experience”. Asian Cardiovasc Thorac Ann, 26 (1), pp. 5-10.

7. PepiM.,MuratoriM.,BarbierP.,etal.(1994). “Pericardial effusion after cardiac surgery: incidence, site, size, and haemodynamic consequences”. BrHeartJ, 72 (4), pp. 327-31.

8. PompilioG.,FilippiniS.,AgrifoglioM.,etal.(2011). “Determinants of pericardial drainage for cardiac tamponade following cardiac surgery”. EurJCardiothoracSurg, 39 (5), pp. e107-13.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Ngọc Yến Tuyết, & Lê Kim Tuyến. (2023). Một số đặc điểm của tràn dịch màng ngoài tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 69–73. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.123

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG