Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và rối loạn nhịp tim trên holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân có nhịp chậm xoang

Các tác giả

  • Nguyễn Tá Đông Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Phạm Thuyên Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Nguyễn Đức Hoàng Bệnh Viện Trung ương Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.100

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và rối loạn nhịp tim trên Holter điện tim ở bệnh nhân có nhịp chậm xoang trên điện tâm đồ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 79 bệnh nhân được chẩn đoán nhịp chậm xoang trên điện tâm đồ.Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân có nhịp chậm xoang trên ECG là 52,58 ± 15,92 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn nữ (2/1). Tiền sử bệnh chủ yếu là có nhịp chậm xoang và tăng huyết áp. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, tức ở ngực và ngất...

Có 50 trong 79 bệnh nhân nhịp chậm xoang có rối loạn nhịp tim (chiếm 63,29 %). Loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là nhịp chậm xoang, ngưng xoang và block xoang nhĩ, hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm. Tuổi, huyết áp trung bình, tần số tim trên ECG và Holter điện tâm đồ đều khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm có rối loạn nhịp tim và không rối loạn nhịp tim.

Kết luận: Nhịp chậm xoang có tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn nữ, có 63,29% bị rối loạn nhịp tim chủ yếu là nhịp chậm xoang, ngưng xoang và block xoang nhĩ, hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm.

Từkhóa:Nhịp chậm xoang, Holter điện tim.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành Tim mạch, NXB Y học, Hà Nội, tr. 161-162.

2. Huỳnh Văn Minh (2014). Holter điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch, NXB Đại học Huế.

3. Trịnh Hồng Nhựt (2010). “Nghiên cứu rối loạn nhịp ở bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý bằng Holter điện tim 24 Giờ”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 57, tr. 115-120.

4. Nguyễn Thị Hải Yến. (2003). “Nghiên cứu lợi ích của Điện tâm đồ Holter so sánh với ĐTĐ thông thường ở các bệnh nhân có Nhịp tim chậm”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 33, tr. 35-38.

5. Mina Behzadi et al. (2018). “Opioids and Cardiac Arrhythmia: A Literature Review”, Med Princ Pract. 27 (5), pp. 401-414.

6. P. N. Jensen et al. (2014). “Incidence of and Risk Factors for Sick Sinus Syndrome in the General Population”, J Am Coll Cardiol. 64 (6), pp. 531-538.

7. Dennis L. Kasper et al. (2015). “Disorders of The Cardiovascular System “, Harrison’s Principles of Internal Medicine, Mc Graw Hill Education, pp. 1466-1500.

8. FredM.Kusumotoetal.(2019).“2018 ACC/AHA/HRS Guideline on the Evaluation and Management of Patients With Bradycardia and Cardiac Conduction Delay. Circulation. 140, pp.382–482.

9. Michael Mangrum. J et al. (2014). “The Evaluation And Management Of Bradycardia”, The New England Journal of Medicine. 342, pp. 703-709.

10. SemelkaMetal.(2013).“Sick sinus syndrome: a review”, Am Fam Physician. 87(10), pp. 691-696.

11.WungSF(2016).“Bradyarrhythmias: clinical presentation, diagnosis, and management”, Crit Care Nurs Clin North Am. 28(3), pp. 297-308.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Tá Đông, Phạm Thuyên, & Nguyễn Đức Hoàng. (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và rối loạn nhịp tim trên holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân có nhịp chậm xoang. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 91–98. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.100 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả