Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lâm Oanh Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Hoàng Thị Bạch Yến Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Hoàng Anh Tiến Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.99

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tìm hiểu thói quen ăn uống và mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và bệnh lý của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế; đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) và công cụ Đánh giá chủ quan toàn diện (SGA); sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn tìm hiểu thói quen ăn uống.

Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá SGA và BMI lần lượt là 34,1% và 30,3 %. Tỷ lệ bệnh nhân ăn đủ 3 bữa/ngày là 73,5%; tỷ lệ bệnh nhân có thói quen ăn sáng là 79,5%. Có 66,7% bệnh nhân thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ăn các loại dưa muối, cà muối, các loại mắm tôm, mắm nêm, cá khô, các món kho mặn. 59,8% thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ăn nhiều hơn người khác về nước mắm, muối, xì dầu... Có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa các bệnh nhân mắc và không mắc các bệnh về rối loạn nhịp tim. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) về tần suất sử dụng các loại thực phẩm trứng, cá, thịt gà, các loại đậu, các loại củ, rau các loại, đồ ngọt, đồ ăn vặt giữa bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng và bệnh nhân suy dinh dưỡng.

Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn thức ăn nhiều muối của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch khá cao. Cần thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi ăn mặn cho bệnh nhân và cộng đồng.

Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống.

Tài liệu tham khảo

1.P. Abizanda và các cộng sự. (2016). “Costs of Malnutrition in Institutionalized and Community- Dwelling Older Adults: A Systematic Review”, J Am Med Dir Assoc. 17(1), tr. 17-23.

2. M. Iwasaki và các cộng sự. (2020). “A Two-Year Longitudinal Study of the Association between Oral Frailty and Deteriorating Nutritional Status among Community-Dwelling Older Adults”, Int J Environ Res Public Health. 18(1).

3. S. Marshall và các cộng sự. (2016). “Malnutrition in Geriatric Rehabilitation: Prevalence, Patient Outcomes, and Criterion Validity of the Scored Patient-Generated Subjective Global Assessment and the Mini Nutritional Assessment”, J Acad Nutr Diet. 116(5), tr. 785-94.

4. M. D. Persson và các cộng sự. (2002). “Nutritional status using mini nutritional assessment and subjective global assessment predict mortality in geriatric patients”, J Am Geriatr Soc. 50(12), tr. 1996-2002.

5. P. M. Sheean và các cộng sự. (2013). “Utilizing multiple methods to classify malnutrition among elderly patients admitted to the medical and surgical intensive care units (ICU)”, Clin Nutr. 32(5), tr. 752-7.

6. WHO (2000). “The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment”.

7. J. Wicherski, S. Schlesinger và F. Fischer (2021). “Association between Breakfast Skipping and Body Weight-A Systematic Review and Meta-Analysis of Observational Longitudinal Studies”, Nutrients. 13(1).

8. Nguyễn Thị Hương Lan và cs (2019). “Tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu sử dụng chế độ ăn bệnh lý của người bệnh điều trị nội trú tại khối Ngoại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019”, Tạp chí Nghiên Cứu Y học. 125 (5), tr. 255-262.

9. Trần Quốc Cường và cs (2016). “Can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân nằm viện tại thành phố Hồ Chí Minh: bằng chứng y học, cơ hội và thách thức”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm. 12 (4), tr. 25-32.

10. Đào Thị Yến Phi (2020). “Một số công cụ sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện”, Thực hành dinh dưỡng cơ sở, NXB Y học, tr. 93 – 102.

11. Lê Thị Ngọc Trân và Hoàng Hà (2020). “Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.

12. Phạm Văn Hiền (2015). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, Luận văn Bác sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.

13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục thống kê (2011). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Cấu trúc tuổi- giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam, Hà Nội.

14. Nguyễn Thùy An Lưu Ngân Tâm (2011). “Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15 (4).

15. Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh (2012). “Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành. 5, tr. 40-42.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-03-2023 — Cập nhật vào 03-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Lâm Oanh, Hoàng Thị Bạch Yến, & Hoàng Anh Tiến. (2023). Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (98), 83–90. https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.99 (Original work published 1 Tháng Ba 2023)

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả