Chỉ số dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
  • Nguyễn Ngọc Quang Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Hồng Phương Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.111.2024.871

Từ khóa:

nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, giải phân bố kích thước hồng cầu (RDW), biến cố tim mạch chính (MACE)

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số giải phân bố kích thước hồng cầu (RDW: Red blood cell distribution width) máu lúc nhập viện với gánh nặng huyết khối tại động mạch vành (ĐMV) thủ phạm và các biến cố tim mạch chính (MACE: major adverse cardiac events) trong vòng 30 ngày của ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên trải qua can thiệp mạch vành qua da thì đầu.

Đối tượng và phương pháp: 208 bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán hội chứng vành cấp có ST chênh lên được can thiệp mạch vành qua da thì đầu từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023. Bệnh nhân được theo dõi dọc sau ra viện trong vòng 30 ngày, thu thập các biến cố tim mạch chính bao gồm: tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim tái phát, đột quỵ não không tử vong và tái nhập viện vì suy tim.

Kết quả: Chỉ số RDW (OR: 3.51, 95% CI: 2.86 – 5.6, p < 0.001 là yếu tố có khả năng dự đoán độc lập mức độ gánh nặng huyết khối cao tại động mạch vành thủ phạm. Khi theo dõi dọc 30 ngày sau khi ra viện, có 18 bệnh nhân xuất hiện biến cố tim mạch chính (8.65%). Nguy cơ mắc biến cố tim mạch chính trong 30 ngày (đã hiệu chỉnh theo yếu tố nguy cơ NMCT) ở 2 nhóm có RDW > 15% và RDW ≤ 15% có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (HR 2.41 ; p = 0.024).

Kết luận: Giải phân bố kích kích thước hồng cầu (RDW) máu lúc nhập viện là thông số có khả năng dự báo độc lập mức gánh nặng huyết khối cao tại ĐMV thủ phạm và có giá trị tiên đoán mạnh mẽ và độc lập các biến cố tim mạch chính trong vòng 30 ngày theo dõi ở bệnh nhân nhối máu cơ tim cấp có ST chênh lên trải qua can thiệp mạch vành qua da thì đầu.

Tài liệu tham khảo

Task Force on the management of ST-segment elevation acute myocardial infarction of the European Society of Cardiology (ESC), Steg PG, James SK, et al. ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation. Eur Heart J. 2012;33(20):2569-2619. doi:10.1093/eurheartj/ehs215

Förhécz Z, Gombos T, Borgulya G, et al. Red cell distribution width in heart failure: prediction of clinical events and relationship with markers of ineffective erythropoiesis, inflammation, renal function, and nutritional state. Am Heart J. 2009;158(4):659-666. doi:10.1016/j.ahj.2009.07.024

Machado GP, de Araujo GN, Carpes CK, et al. Long-term Pattern of Red Cell Distribution Width in Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction Undergoing Primary Percutaneous Coronary Intervention. Crit Pathw Cardiol. 2020;19(1):43-48. doi:10.1097/HPC.0000000000000196

Uyarel H, Ergelen M, Cicek G, et al. Red cell distribution width as a novel prognostic marker in patients undergoing primary angioplasty for acute myocardial infarction. Coron Artery Dis. 2011;22(3):138-144. doi:10.1097/MCA.0b013e328342c77b

Nah EH, Kim S, Cho S, et al. Complete Blood Count Reference Intervals and Patterns of Changes Across Pediatric, Adult, and Geriatric Ages in Korea. Ann Lab Med. 2018;38(6):503-511. doi:10.3343/alm.2018.38.6.503

Tanboga IH, Topcu S, Aksakal E, et al. Determinants of angiographic thrombus burden in patients with ST-segment elevation myocardial infarction. Clin Appl Thromb Hemost. 2014;20(7):716-722. doi:10.1177/1076029613483169

Tsimikas S, Willerson JT, Ridker PM. C-reactive protein and other emerging blood biomarkers to optimize risk stratification of vulnerable patients. J Am Coll Cardiol. 2006;47(8 Suppl):C19-C31. doi:10.1016/j.jacc.2005.10.066

Nemeth E, Rivera S, Gabayan V, et al. IL-6 mediates hypoferremia of inflammation by inducing the synthesis of the iron regulatory hormone hepcidin. J Clin Invest. 2004;113(9):1271-1276. doi:10.1172/JCI20945

Gossmann J, Burkhardt R, Harder S, et al. Angiotensin II infusion increases plasma erythropoietin levels via an angiotensin II type 1 receptor-dependent pathway. Kidney Int. 2001;60(1):83-86. doi:10.1046/j.1523-1755.2001.00773.x

Vlahakos DV, Kosmas EN, Dimopoulou I, et al. Association between activation of the renin-angiotensin system and secondary erythrocytosis in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Am J Med. 1999;106(2):158-164. doi:10.1016/s0002-9343(98)00390-8

Đã Xuất bản

28-11-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn, T., Nguyễn, N. Q., & Phạm, H. P. (2024). Chỉ số dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (111). https://doi.org/10.58354/jvc.111.2024.871

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>