Đánh giá kết quả sớm của phương thức tạo nhịp đường dẫn truyền ở người bệnh blốc nhĩ thất có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.855Từ khóa:
tạo nhịp đường dẫn truyền, tạo nhịp thân chung bó His (HBP), Tạo nhịp nhánh trái bó His (LBBAP), phân suất tống máu thất trái (LBBAP)Tóm tắt
Tổng quan: Tạo nhịp đường dẫn truyền (Tạo nhịp tại thân chung bó His hoặc nhánh trái bó His) là tạo nhịp sinh lý. Tạo nhịp đường dẫn truyền nổi lên như là phương pháp an toàn, hiệu quả thay thế cho tạo nhịp thất phải truyền thống ở người bệnh block nhĩ thất.
Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá tính an toàn, khả thi và hiệu quả của phương thức tạo nhịp đường dẫn truyền ở bệnh nhân block nhĩ thất có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng, bệnh nhân block nhĩ thất có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được tạo nhịp thân chung hoặc nhánh trái bó His. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của tạo nhịp đường dẫn truyền.
Kết quả: Tạo nhịp đường dẫn truyền được thực hiện ở 43 bệnh nhân và tỉ lệ thành công 36/43 (83,7%) trong đó HBP là 7/10 (70%) và LBBAP 29/33 (87,7%). Độ rộng QRS tại thời điểm ban đầu 100 ± 11ms với 123 ± 10,3 (p < 0,001) so với 119 ± 38 ms và 122,5 ± 10 ms (P=0,339) trong khi tạo nhịp HBP và LBBAP tương ứng. HBP có ngưỡng tạo nhịp tại thời điểm cấy máy cao hơn LBBAP (1,2 ± 0,6 V/1ms với 0,86 ± 0,3 v/0,4ms với P = 0,024) nhưng ổn định trong thời gian theo dõi. Phân suất tống máu thất trái (LVEF) được cải thiện từ 51 ± 15,5 % trước cấy máy lên 56± 12,6 % sau khi kết thúc nghiên cứu với P=0,004; cải thiện LVEF rõ hơn ở bệnh nhân có suy tim trước khi cấy máy. Tỷ lệ bật điện cực và nhiễm trùng máy tạo nhịp lần lượt là 1/36 (2,7%) và 1/36 (2,7%) tương ứng.
Kết luận: Tạo nhịp đường dẫn truyền được thực hiện thành công ở 83,7% bệnh nhân với tỉ lệ biến chứng thấp, ngưỡng tạo nhịp thấp và ổn định trong thời gian theo dõi. CSP giúp cải thiện LVEF đặc biệt ở người bệnh có suy tim từ trước.
Tài liệu tham khảo
Wilkoff BL, Cook JR, Epstein AE, et al. Dual-chamber pacing or ventricular backup pacing in patients with an implantable defibrillator: the Dual Chamber and VVI Implantable Defibrillator (DAVID) Trial. JAMA. 2002;288(24):3115-3123. doi:10.1001/jama.288.24.3115
Gupta A, Parakh N, Bansal R, et al. Correlation of pacing site in right ventricle with paced QRS complex duration. Indian Pacing and Electrophysiology Journal. 2018;18(6):210-216. doi:10.1016/j.ipej.2018.08.001
Vijayaraman P, Bordachar P, Ellenbogen KA. The Continued Search for Physiological Pacing: Where Are We Now? Journal of the American College of Cardiology. 2017;69(25):3099-3114. doi:10.1016/j.jacc.2017.05.005
Prinzen FW, Vernooy K, Auricchio A. Cardiac resynchronization therapy: state-of-the-art of current applications, guidelines, ongoing trials, and areas of controversy. Circulation. 2013;128(22):2407-2418. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.112.000112
Hu Y, Li H, Gu M, et al. Comparison between his-bundle pacing and left bundle branch pacing in patients with atrioventricular block. J Interv Card Electrophysiol. 2021;62(1):63-73. doi:10.1007/s10840-020-00869-w
Kronborg MB, Mortensen PT, Poulsen SH, et al. His or para-His pacing preserves left ventricular function in atrioventricular block: a double-blind, randomized, crossover study. Europace. 2014;16(8):1189-1196. doi:10.1093/europace/euu011
Vijayaraman P, Patel N, Colburn S, et al. His-Purkinje Conduction System Pacing in Atrioventricular Block: New Insights Into Site of Conduction Block. JACC: Clinical Electrophysiology. 2022;8(1):73-85. doi:10.1016/j.jacep.2021.07.007
Li X, Li H, Ma W, et al. Permanent left bundle branch area pacing for atrioventricular block: Feasibility, safety, and acute effect. Heart Rhythm. 2019;16(12):1766-1773. doi:10.1016/j.hrthm.2019.04.043
Hou X, Qian Z, Wang Y, et al. Feasibility and cardiac synchrony of permanent left bundle branch pacing through the interventricular septum. Europace. 2019;21(11):1694-1702. doi:10.1093/europace/euz188
Romulo FB. Basic and Bedside Electrocardiography. Lippincott Williams & Wilkins. 2009
Zhang S, Guo J, Tao A, et al. Clinical outcomes of left bundle branch pacing compared to right ventricular apical pacing in patients with atrioventricular block. Clin Cardiol. 2021;44(4):481-487. doi:10.1002/clc.23513