Đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có blốc nhánh trái hoàn toàn

Các tác giả

  • Trần Song Giang Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Bùi Văn Thường Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Hà Thị Huê Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.814

Từ khóa:

Blốc nhánh trái, Nhồi máu cơ tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có kèm theo blốc nhánh trái hoàn toàn.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng hồi cứu và tiến cứu bao gồm 95 bệnh nhân có blốc nhánh trái hoàn toàn đến khám và điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020- tháng 7/2021.

Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 68,12 ± 12,33. Trong đó độ tuổi ớ nhóm có NMCTC lớn hơn so với nhóm không có NMCT, p<0,05. Tỷ lệ ST chênh lên ở ít nhất 1 chuyển đạo ở nhóm NMCTC là 73,17%, với giá trị trung bình đoạn ST chênh lên 0,82 ± 0,03 mm. Tỷ lệ ST chênh lên ≥1mm  đồng hướng với QRS  là 4,86%  trong nhóm NMCT cấp, chủ yếu ở vùng chuyển đạo D2, D3, aVF và vùng chuyển đạo D1, aVL, V5, V6. Tiêu chuẩn Sgarbossa có độ đặc hiệu trong chẩn đoán cao. Trong các tiêu chuẩn được sử dụng, tiêu chuẩn Smith II (Sgarbossa ≥ 2 điểm) có tỉ số khả dĩ chẩn đoán dương cao nhất (18,44). Khi kết hợp các tiêu chuẩn Sgarbossa hay Smith với dấu hiệu Chapman giúp cải thiện độ nhạy trong chẩn đoán, nhưng làm giảm độ đặc hiệu cũng như tỉ số khả dĩ chẩn đoán dương.

Kết luận: Sử dụng các tiêu chuẩn như Sgarbossa, Smith hay Chapman giúp cải thiện khả năng chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở các bệnh nhân có blốc nhánh trái tuy nhiên độ nhạy của các tiêu chuẩn này còn hạn chế.

Tài liệu tham khảo

Roth GA, Johnson C, Abajobir A, et al. Global, Regional, and National Burden of Cardiovascular Diseases for 10 Causes, 1990 to 2015. J Am Coll Cardiol. 2017;70(1):1-25. doi:10.1016/j.jacc.2017.04.052

Ta MC, Van DH, Khong NH, et al. Study on the status of patients in the cardiovascular emergency and intensive care unit - Vietnam National Heart Institute, Bach Mai Hospital. J Vietnam Cardiol 2019;86:91-97.

Wellens HJ, Gorgels AM, Doevendans PA. The ECG in acute myocardial infarction and unstable angina: diagnosis and risk stratification. Springer US 15-20 (2002).

Haywood LJ. Left bundle branch block in acute myocardial infarction: benign or malignant?. J Am Coll Cardiol. 2005;46(1):39-41. doi:10.1016/j.jacc.2005.04.002

Di Marco A, Rodriguez M, Cinca J, et al. New Electrocardiographic Algorithm for the Diagnosis of Acute Myocardial Infarction in Patients With Left Bundle Branch Block. J Am Heart Assoc. 2020;9(14):e015573. doi:10.1161/JAHA.119.015573

Erne P, Iglesias JF, Urban P, et al. Left bundle-branch block in patients with acute myocardial infarction: Presentation, treatment, and trends in outcome from 1997 to 2016 in routine clinical practice. Am Heart J. 2017;184:106-113. doi:10.1016/j.ahj.2016.11.003

Nestelberger T, Cullen L, Lindahl B, et al. Diagnosis of acute myocardial infarction in the presence of left bundle branch block. Heart. 2019;105(20):1559-1567. doi:10.1136/heartjnl-2018-314673

Meyers HP, Limkakeng AT Jr, Jaffa EJ, et al. Validation of the modified Sgarbossa criteria for acute coronary occlusion in the setting of left bundle branch block: A retrospective case-control study. Am Heart J. 2015;170(6):1255-1264. doi:10.1016/j.ahj.2015.09.005

Smith SW, Dodd KW, Henry TD, et al. Diagnosis of ST-elevation myocardial infarction in the presence of left bundle branch block with the ST-elevation to S-wave ratio in a modified Sgarbossa rule. Ann Emerg Med. 2012;60(6):766-776. doi:10.1016/j.annemergmed.2012.07.119

Chapman MG, Pearce ML. Electrocardiographic diagnosis of myocardial infarction in the presence of left bundle-branch block. Circulation. 1957;16(4):558-571. doi:10.1161/01.cir.16.4.558

Đã Xuất bản

30-07-2024

Cách trích dẫn

Trần, S. G., Bùi, V. T., & Hà, T. H. (2024). Đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có blốc nhánh trái hoàn toàn. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (110). https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.814

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.